- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.- Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm và sự bất lực của chính quyền khi để bãi gửi xe trái phép mọc lên tràn lan?
- Thúc đẩy XK nông sản sang thị trường Trung Quốc - Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng khó khăn và giải pháp - Gia Lai: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vực dậy kinh tế thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh - Kiến thức chăm sóc cây ngô đông tại các tỉnh phía Bắc
Cách đây hơn 72 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc", mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi như lời hiệu triệu. Phương châm thi đua yêu nước theo Hồ Chủ tịch đó là: “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”, “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, để cùng nhau tiến bộ”. Cho tới nay, quan điểm "Thi đua không phải là ganh đua" vẫn còn nguyên tính thời sự. Vậy làm thế nào để thi đua là phát huy sáng kiến, cùng nhau tiến bộ, để thi đua không phải ganh đua? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam và Anh Nguyễn Trọng Thái, Tổ trưởng tổ sản xuất, Công trường kiến thiết cơ bản 1, Công ty cổ phần Than Hà Lầm, Vinacomin, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Anh Thái là 1 trong số hơn 2000 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10.
Từ ngày 8/11 đến nay nước ta ghi nhận 17 tiếp viên hàng không có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS CoV2 trên 5 chuyến bay. Vì sao số trường hợp lây nhiễm lại khá nhiều như vậy? Xảy ra vi phạm trong khâu cách ly tại nhà và khu cách ly của hãng hàng không Việt Nam Airline như vừa qua, đơn vị chức năng nào phải chịu trách nhiệm? Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều nay, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu làm rõ vấn đề này. Phóng viên Văn Hải phản ánh:
Hàng trăm tấm bằng giả tại trường Đại học Đông Đô đã cấp cho các học viên, trong đó có 55 trường hợp sử dụng bằng này để học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ là câu chuyện gây bức xúc dư luận thời gian qua. Bằng thật, học giả, bằng giả, học giả có phần phổ biến thời gian qua là hệ lụy của quá trình tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức đang đòi hỏi quá nhiều loại bằng cấp. Khi mua những văn bằng, chứng chỉ, công chức, viên chức mua được sự yên tâm, mua được sự hợp lệ và bước qua được điều kiện, thậm chí là “cửa ải” đầu tiên trong cuộc chạy đua tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm. Liệu bỏ tiền ra mua, sở hữu trong tay tấm bằng nhưng có sở hữu được kiến thức, năng lực, và công việc họ đang làm có thực sự cần đến những văn bằng, chứng chỉ đó không? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Tối 27/11, tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM, 60 thủ khoa thuộc 38 trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố được Hội Sinh viên TPHCM tuyên dương tại chương trình “Vinh danh Thủ khoa” năm 2020. Tin của CTV Văn Dĩ, thường trú tại TPHCM.
- Dự và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 14, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các nước ASEAN chú trọng xây dựng cộng đồng an ninh, chính trị vững mạnh.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc tại Sóc Trăng.- Chính phủ đồng ý xem xét đưa một số dự án ra khỏi danh sách theo dõi của Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.- Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động từ nay đến cuối năm khi chúng ta đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 và nhiều doanh nghiệp bắt đầu ký kết các đơn hàng lớn.- Liên minh Châu Âu ra tối hậu thư buộc Vương quốc Anh nhượng bộ trong đàm phán Brexit.
Chưa đầy 30% số doanh nghiệp được cổ phần hóa theo kế hoạch, trong khi chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm. Đây là thông tin thu hút sự chú ý tại hội thảo được Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây về những vấn đề liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không đạt kế hoạch cổ phần hóa năm nay, đó là điều chắc chắn. Đằng sau sự “không đạt” này nói lên điều gì về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay? BTV Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.
- Thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch Việt Nam - Indonesia trong bối cảnh đại dịch. - Triển lãm ảnh báo chí thế giới mang cả thế giới đến với người dân Việt Nam.
Kỷ niệm 80 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2020), sáng nay (22/11), tại TPHCM, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành uỷ TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khởi nghĩa Nam Kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam”. Phản ánh của phóng viên Hà Khánh, thường trú tại TPHCM:
Đang phát
Live