Bài học nào xử lý vi phạm trên không gian mạng: Nhìn từ những vụ xử phạt kênh Youtube độc hại với trẻ em?- Tạp chí âm nhạc Quốc tế: Sự trở lại của Hoàng tử nhạc pop” nước Anh Shayne Ward sau nhiều năm vắng bóng.- Tấm gương sáng về tinh thần đồng cam cộng khổ, lá lành đùm lá rách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới.- Ngân hàng Nhà nước VN và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số cải cách hành chính năm 2020.- Vải thiều nước ta lần đầu xuất sang Liên minh châu Âu theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới.- Dịch COVID-19 xuất hiện ở Phú Yên và Tây Ninh. Các địa phương đang khẩn trương truy vết, dập dịch.- Nguyên thủ các nước Liên minh châu Âu nhóm họp Thượng đỉnh tại Brúc-xen, Bỉ. Một trong các chủ đề được chờ đợi nhất là việc công bố chiến lược mới trong quan hệ với Nga.- “Hãy tiêm vaccine và đừng chờ đợi”- thông điệp được giới chức y tế nhiều nước và các chuyên gia đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 toàn cầu đã vượt 180 triệu người.
-Báo chí với nhiều thách thức chuyển đổi số - Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?
Thực hiện chức năng phản biện xã hội, thời gian gần đây, báo chí tích cực tham gia phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý có đóng góp không nhỏ của đội ngũ báo chí, như các vụ đại án ở các ngân hàng, các vụ án tham nhũng đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh đến các vụ bổ nhiệm cán bộ thần tốc ở môt số ngành, địa phương… Tuy nhiên, trên thực tế, những người làm báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn, bị “trù dập”, cô lập, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặt ra áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên mới. Điều này cũng tạo ra những cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển. Thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là đòi hỏi mang tính sống còn với các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Chính lúc này là lúc cần hơn nữa sự vào cuộc của báo chí để báo chí trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất, tin cậy nhất trong xã hội…Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bàn luận về vấn đề này:
Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ hạn mức thêm cho các ngân hàng đã hết chỉ tiêu.- VN-Index tiếp tục bứt phá và thiết lập đỉnh cao mới.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Báo chí thời đại 4.0 với áp lực chuyển đổi số.- Iran có Tổng thống mới theo đường lối bảo thủ Những dự báo mới về tình hình khu vực.- Dốc sức phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM.- Thông tin về giải bóng đá Châu Âu.
Kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam - là dịp tôn vinh những đóng góp của các thế hệ người làm báo cả nước.- Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận gần 5.780 tỷ đồng. Dự kiến từ tháng 7 tới, mỗi tuần sẽ có 1 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam.- Nhiều điểm khai thác vàng trái phép tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động trở lại, có nguy cơ tàn phá núi rừng, gây mất an ninh trật tự tác động xấu đến môi trường ở địa phương.- Khoảng 33 triệu cử tri Pháp không đi bỏ phiếu bầu cử cấp vùng và tỉnh.
Gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, thời kỳ nào cũng vậy, các nhà báo luôn là những chiến sỹ dũng cảm trên tất cả các mặt trận, mong muốn báo chí thực sự là cầu nối truyền tải thông tin giữa Chính phủ và nhân dân.- Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Veroxen phòng chống Covid-19 của Công ty Sino pharm, Trung Quốc.- Lần đầu tiên quả vải tươi Việt Nam đã được nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan và được giới thiệu tới khách hàng với giá hơn 550.000 đồng/kg.- Quan hệ Nga – Mỹ đã có dấu hiệu nồng ấm khi Đại sứ Nga tại Mỹ đã trở lại Wasington sau 3 tháng được triệu hồi về nước.- Sau các cuộc đàm phán tại Thủ đô Viên của Áo, nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran cho biết, nước này và 6 cường quốc trên thế giới đã tiến gần hơn tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Với 7 vùng sinh thái có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đã và đang trở thành một định hướng quan trọng, nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài cho nông sản Việt còn mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản thì việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài như tấm giấy thông hành quan trọng để nông sản Việt ra thế giới. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong số hàng nghìn nông sản đặc sản, thì chỉ có một phần nhỏ trong đó được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Vì sao lại như vậy? Giải pháp nào để thúc đẩy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cũng như làm sao để khai thác và phát huy hiệu quả loại tài sản trí tuệ này, để từ đó nâng cao giá trị cho nông sản Việt? Những nội dung này sẽ được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Trần Lê Hồng- Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang.
Đang phát
Live