Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, hướng tới môi trường pháp lý tiến bộ tại cấp cơ sở; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được đảm bảo, góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật. Sau đây là tổng hợp của phóng viên Đài TNVN về kết quả triển khai công tác tiếp cận pháp luật:
Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Vì thế, đây là hoạt động được các địa phương quan tâm thời gian qua. Tổng hợp của phóng viên Đài TNVN về hoạt động này:
Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, các bộ ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật cho người dân, doanh nghiệp.
Việc triển khai, thực hiện công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25 ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09 ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:
Từ thực tiễn xây dựng, đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương trong thời gian qua cho thấy, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc trong thi hành pháp luật tại các địa phương.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật không chỉ giúp nâng cao khả năng hiểu biết và chấp hành pháp luật của người dân mà còn giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, khẳng định vị thế của pháp luật trong quản lý nhà nước góp phần thay đổi diện mạo phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đây là hoạt động được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện thời gian qua.
Trong yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, người dân, cán bộ cần được tiếp cận các thông tin, chính sách, pháp luật, để từ đó hiểu, thực hiện và chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật, hình thành văn hoá, thói quen tuân thủ pháp luật. Cùng với việc hoàn thiện chính sách, cơ chế giúp người dân thực hiện được quyền tiếp cận và làm chủ thông tin pháp luật một cách dễ nhất, nhanh, thuận tiện nhất ngay từ cấp cơ sở, việc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này có ý nghĩa cần thiết. Chính vì vậy, ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 98 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp trong đó có quy định chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thời gian qua, không ít tranh chấp, mâu thuẫn hoặc thậm chí đôi khi chỉ là những xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư ở xã, phường đã dẫn đến án mạng hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho chính người thân trong gia đình. Đáng nói, hiện tượng này không phải là cá biệt. Từ những vụ án hay vụ việc như vậy đặt câu hỏi về sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng cố tình không tuân thủ pháp luật của một số người và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Đây cũng là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc khi chuẩn “tiếp cận pháp luật” nằm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Làm thế nào để việc đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thực chất, không hình thức, không nặng thành tích? Đây là chủ đề của câu chuyện thời sự hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
Đang phát
Live