Đã hơn 1 năm nay, tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước dù Chính phủ đã có những chỉ đạo nhằm đôn đốc, tháo gỡ. Song, đến giờ này, hàng triệu trẻ vẫn chưa được tiêm phòng do thiếu nhiều loại vắc xin tiêm phòng. Đến bao giờ thì “cơn khát” vaccine mới kết thúc? Khi chưa có vaccine để tiêm, trẻ đối diện với những nguy cơ gì?
Từ đầu năm đến nay, các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang rơi vào tình trạng thiếu hoặc hết nhiều loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc thiếu vắc xin sẽ tạo ra lỗ hổng miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiều dịch bệnh quay lại trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, người dân nhiều địa phương trên cả nước lâm vào tình trạng thiếu vacxin khi đi tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Để không trì hoãn lịch tiêm, nhiều người phải chi số tiền không nhỏ để tiêm vắc xin dịch vụ. Đáng lo ngại, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng thiếu vacxin cục bộ ở các địa phương mà tình trạng này đã xuất hiện từ lâu, nay lại có dấu hiệu trầm trọng hơn. Nguyên nhân vì sao và cơ chế nào tháo gỡ vướng mắc này để trẻ em được tiêm phòng đủ liều lượng, đúng thời điểm các vacxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia?
Bên cạnh 12 vắc xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng được sử dụng tiêm phòng miễn phí cho trẻ nhỏ, thì gần một năm nay, nhiều phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ tại các cơ sở y tế công và cả tư nhân đều trong tình trạng thiếu nhiều loại vắc xin nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc phòng ngừa nhiều bệnh dịch ở trẻ. Và thực tế do khan hiếm nguồn cung vắc xin dịch vụ đối với bệnh thủy đậu, bệnh dại… mà thời gian gần đây, nhiều tỉnh đã ghi nhận số ca mắc thủy đậu gia tăng nhanh, số ca tử vong do chưa tiếp cận vắc xin phòng bệnh dại cũng lên tới hàng trăm ca. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Việc khan hiếm nguồn cung vắc xin dịch vụ kéo dài còn kéo theo những hệ lụy gì?
Đang phát
Live