Mới đây, tại Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trên địa bàn Hà Nội, một thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là, trong 12 năm, từ 1/6/2009 đến 1/6/2020, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thành phố Hà Nội chưa phát hiện được trường hợp tham nhũng nào. Kết quả này liệu có đáng mừng, có phản ánh được đúng thực chất của tình trạng tham nhũng hiện nay? Bình luận của Biên tập viên Nghiêm Hùng, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Xác định được vai trò quan trọng của người dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng; và thực tế đã cho thấy nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ vào nhân dân. Vậy nhưng theo các chuyên gia cần nhiều hơn nữa những chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào công tác này:
Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều đáng ghi nhận là chi phí bôi trơn của các doanh nghiệp theo PCI 2020 đã giảm đáng kể trong giai đoạn 5 năm qua. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cải thiện mức độ minh bạch trong điều hành kinh tế; tiếp tục tập trung giảm thiểu gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, môi trường kinh doanh của nước ta vẫn đang duy trì đà cải thiện.- Tuy nhiên điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để không còn những loại chi chí ám ảnh như vậy, làm sao để môi trường kinh doanh được thực sự trong sạch, không còn những hành vi nhũng nhiễu, đòi hỏi chung chi như “căn bệnh ghẻ ruồi rất khó chịu” gây bất bình dư luận, gây mất lòng tin của dân, làm hư hỏng cán bộ.- Làm thế nào để loại bỏ những hành vi tham nhũng vặt như vậy để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì những thứ nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI bàn luận về nội dung này.
Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ.- Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân và quyền miễn trừ của Đại biểu Hội đồng nhân dân.- Quản lý thị trưởng Lạng Sơn tạm giữ 1.600 chiếc đồng hồ đeo tay hiệu CASIO có dấu hiệu là hàng giả.- Thông điệp liên bang và tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga.- Dự báo tín dụng tăng trưởng mạnh từ quí 2.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về sự thay đổi tư duy để xây dựng hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp.- Giải pháp nào để hộ kinh doanh lớn thực hiện kê khai thuế?- Bảo hiểm giá rẻ giúp nông dân Kenya vượt qua khó khăn do biến đổi khí hậu.
Trong chuyên mục “Đảng trong cuộc sống” số trước Đài TNVN đã bàn luận chủ đề RÀNG BUỘC VÀ GIÁM SÁT QUYỀN LỰC và đã làm rõ việc tha hóa quyền lực sẽ gia tăng các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Một khi quyền lực công đã bị chiếm đoạt và lợi dụng vào mục đích riêng, tư lợi thì con đường dẫn đến tha hóa, tham ô, tham nhũng và quá trình tụt dốc của đạo đức công vụ sẽ ngắn và nhanh nhất. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, đó là để phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát phải bài bản và quyết liệt hơn gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật để “không dám tham nhũng” và “không thể tham nhũng”. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ số. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngoài những biện pháp phòng, chống và hình phạt cho tội phạm tham nhũng mà các quốc gia đang áp dụng thì việc áp dụng công nghệ số có thể đem lại hiệu quả nhất định cho cuộc chiến cam go này. Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp đề cập rõ hơn vấn đề này.
- Những dấu ấn của ngành tòa án trong nhiệm kỳ 2016-2021.- Doanh nghiệp sân sau và những hệ lụy khôn lường.
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.
Năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, đất nước ta thu được nhiều kết quả ấn tượng, là điểm sáng trên thế giới về kiểm soát, phòng chống dịch Covid 19 và nền kinh tế có tăng trưởng, phục hồi nhanh sau dịch. Trong nỗ lực chung của toàn hệ thống chính trị, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó, góp phần quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, phòng chống tham nhũng hiệu quả. Trên cương vị Chủ tịch Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chương trình và sáng kiến được đánh giá cao, nâng cao vị thế và hình ảnh của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong cộng đồng kiểm toán công thế giới. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn Ủy viên trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc về những kết quả nổi bật của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam: Thực hiện trọng trách Chủ tịch các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á, nhiệm kỳ 2018-2021.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị ban hành Luật đăng ký tài sản để góp phần phòng, chống tham nhũng và thu hồi được tài sản tham nhũng.- Hôm nay, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có tổng vốn đầu tư hơn 6. 300 tỷ đồng nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang sẽ được đưa vào khai thác sau 4 năm thi công.- Hôm nay, Học viện Quân Y tiếp tục tiêm thử nghiệm liều vacxin Nanocovax liều cao nhất cho 3 tình nguyện viên.- Phe dân chủ tại Hạ viện Mỹ chính thức giới thiệu nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump.- Các nhà lãnh đạo của Nga, Azerbaijan và Armenia tìm được tiếng nói chung về phát triển Nagorno-Karabakh.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống”. Lạng Sơn đưa nhanh chóng Nghị quyết vào cuộc sống.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live