- Triển vọng thị trường bất động sản khi các luật liên quan sớm thực thi - Khẩn trương triển khai Công điện số 71 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024 - Những kết quả quan trọng trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí-một trụ cột quan trọng của ngành dầu khí Việt Nam.
Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Vướng mắc trong thực hiện quy định về phương pháp định giá đất, quy hoạch sử dụng đất chưa được tháo gỡ. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn từ các nguồn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ hoặc dừng triển khai. Hiện nay, thị trường thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở thương mại giá bình dân. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân trên tổng nguồn cung căn hộ mở bán liên tục giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 6% vào năm 2023. - Từ ngày 1/8/2024, các Luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực, sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Vậy, đâu là những điểm nghẽn của thị trường cần được khơi thông? Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng? Doanh nghiệp phải hành động như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh và nắm bắt cơ hội mới đang mở ra phía trước? Diễn đàn Chủ nhật chủ đề “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản khi các Luật sớm có hiệu lực thi hành”, sẽ bàn luận để làm rõ hơn những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm này. Khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.
Luân chuyển cán bộ- “Liều thuốc thử” cán bộ Đảng viên- Phát triển bền vững thị trường trái phiếu Chính phủ phát hành qua Kho bạc Nhà nước- Bất đồng về chính sách, EU tìm cách hạn chế quyền lực của Hungary- Doanh nghiệp Nhật Bản tìm các phương thức độc đáo để động viên tinh thần cho nhân viên- Thanh Hoá: Sẵn sàng dùng Kẻng báo động khi có tình huống sạt lở- Festival Huế tổ chức theo hướng "mở" gắn tính cộng đồng
Cần quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng- Vì sao tuyên bố “đưa châu Âu vĩ đại trở lại” của Hungari - Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu lại khiến nhiều quốc gia trong khối này lo lắng?- Thị trường bất động sản chờ đón tín hiệu tích cực- Nhà đầu tư ngoại bán ròng gần 800 tỷ đồng phiên đầu tháng 7
Vừa qua, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã họp phiên thứ 2. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
"Cổ phiếu bất động sản đang giảm giá, số lượng người đặt niềm tin vào đó vẫn rất hạn chế". Đây là nhận định của chuyên gia tại diễn đàn “Khơi thông nguồn cung bất động sản phía Nam - Xu hướng đầu tư” do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức.
Bộ Xây dựng, trong 6 tháng cuối năm 2023 thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư... có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường ghi nhận sự tăng giá liên tục của phân khúc căn hộ do nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, một số phân khúc khác lại chứng kiến đà giảm mạnh từ 10-20% tuỳ khu vực. Thị trường vẫn cần phải theo dõi sát các diễn biến và tiếp tục các biện pháp tháo gỡ mạnh mẽ, nhất là về pháp lý, nguồn vốn, tăng cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và BĐS công nghiệp trong thời gian tới.
Năm 2023 đi qua với nhiều biến động xảy ra với thị trường bất động sản. Dự báo, năm 2024, thị trường này sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn cung chưa được khơi thông, sức cầu hồi phục chậm, doanh nghiệp chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn... Tuy nhiên, theo đánh giá, 2024 sẽ là năm để thị trường tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới.
Từ Chỉ thị đầu năm mới của Thủ tướng chính phủ về tiết kiệm chi ngân sách- “Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận- Ngành thuế triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu tăng thu trên nền tảng số, thương mại điện tử- Ngăn chặn triệt để hành vi mua bán vũ khí qua mạng xã hội- Nước Mỹ “nóng” trước mùa bầu cử 2024
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với ngành xây dựng, song nhờ có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong nước ngành Xây dựng năm 2023 ước đạt 7,3 - 7,5%. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Xây dựng diễn ra tại Hà Nội hôm nay (22/12). Phóng viên Thành Trung thông tin:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live