Ngày 11/03 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá… Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Để nhân dân giám sát cán bộ đảng viên thực chất- Ngành kho bạc hướng tới kỷ niệm 33 năm Ngày tái lập hệ thống Kho bạc Nhà nước 1/4/1990 - 01/4/2023- Chuyến công du châu Phi của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris trong nỗ lực tìm lại ảnh hưởng của Washington ở khu vực này- Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Nên hướng tới điều tiết thu nhập thay vì tăng thu ngân sách- Niềm tin “nhen nhóm” trên thị trường Bất động sản
Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc: trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có nhu cầu ở thực lại thiếu trầm trọng. Hàng loạt vướng mắc về thủ tục pháp lý, thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh thậm chí dừng thi công xây dựng một số dự án, hoặc không triển khai các dự án mới. Nhằm khơi thông các “điểm nghẽn” của thị trường BĐS, ngày 11/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đề cương về văn hóa Việt Nam - con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa - Cảnh báo gia tăng đối tượng sử dụng chung cư cao cấp chứa trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái- Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược của châu Âu- Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu- Nghệ An: Mòn mỏi vì dự án “treo” nghìn tỷ
Mới đây, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững. Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề xuất gỡ khó về vấn đề tín dụng. Nhưng liệu rằng vấn đề tín dụng có phải là "nút thắt" duy nhất mà nếu tháo gỡ sẽ khơi thông toàn bộ thị trường bất động sản?
Thưa quý vị và các bạn! Những vấn đề quan trọng như thủ tục pháp lý, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản… tiếp tục là chủ đề “nóng” trên các diễn đàn. Hội nghị về "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cuối tuần qua, hàng loạt vấn đề đã được phân tích. Các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản đã thẳng thắn nêu lên những vướng mắc của thị trường. Vấn đề đặt ra là cần những giải pháp gì để từng bước tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong thời gian tới? Dòng chảy kinh tế hôm nay sẽ dành toàn bộ thời lượng để làm rõ vấn đề này.
Thị trường bất động sản đang rất khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có như cầu thực lại thiếu trầm trọng. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được thành lập để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Việt Nam cần khoản đầu tư 600 tỷ đôla Mỹ để đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050.- Bộ Xây dựng kiến nghị, đề xuất hàng loạt giải pháp để thúc đẩy hồi phục và phát triển thị trường bất động sản.
Bên cạnh vấn đề rất quan trọng là tín dụng, thị trường bất động sản còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, lớn nhất là vướng mắc về pháp lý, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ để có thể phát triển thị trường một cách an toàn, lành mạnh và bền vững. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương hồi tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan như nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp. Vậy liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live