Ngày 29/12/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 3289 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn trên các lĩnh vực trước biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khôn lường. Để các tỉnh/thành vùng ĐBSCL nắm rõ và triển khai có hiệu quả, ngày 20/1/2024, tại Cần Thơ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, TP. Cần Thơ tổ chức Tọa đàm để giới thiệu về Chương trình này.
Tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2023-2025.
Tại hội thảo trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện và thúc đẩy mở rộng mô hình Nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng nay (20/12) ở Hà Nội, các đại biểu đề xuất cần tiếp tục nhân rộng và lan toả phương thức canh tác nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu ở các vùng miền trên cả nước.
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chia sẻ về hành trình truyền năng lượng tích cực và lan toả yêu thương.- Vườn nổi giúp người dân ở Bangladesh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, để chủ động thích ứng, đòi hỏi Việt Nam phải có thêm nhiều các nghiên cứu mang tính dự báo trước- những dự báo mang tính dài hạn. - Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu- ghi nhận thực tế tại tỉnh Quảng Nam.
- Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển bền vững - Câu hỏi tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
- Làm thế nào Lâm Đồng giảm chỉ còn 1,3% số hộ nghèo? - Hợp tác xã: Chuyển đổi sản xuất để thích ứng biến đổi khí hậu. - Cuối chương trình, trong chuyên mục Nông thôn Việt Nam hướng tới no ấm, giàu đẹp, văn minh sẽ thông tin về cách tỉnh Vĩnh Phúc phát huy nội lực để thúc đẩy chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.
KHÔNG CÓ VĂN BẢN
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thực tế này buộc chúng ta phải không ngừng nỗ lực tìm ra được những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp như rơm rạ, thân- gốc- rễ- lá cây… để sản xuất than sạch và bếp sạch với thương hiệu LAM AN. Dự án khởi nghiệp này liệu có gì đặc biệt? Và để phát triển, startup này đang cần nhận được những sự hỗ trợ như thế nào? Khách mời là TS. Trần Duy Khanh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC và bạn Lê Trường An, sáng lập Dự án khởi nghiệp Bếp sạch và than sạch LAM AN.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
Đang phát
Live