Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.
Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin vừa diễn ra ngày hôm qua (23/12). Giới quan sát cho rằng, năm qua, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, nhiều thời điểm thậm chí đã tiệm cận lằn ranh đỏ của những kịch bản xấu nhất.
Hôm qua (6/12), Mỹ chính thức tuyên bố sẽ không gửi các quan chức chính quyền đến dự Olympic mùa đông 2022 và Paralympic Bắc Kinh. Trung Quốc ngay lập tức kịch liệt chỉ trích động thái trên của Mỹ. Diễn biến trên cho thấy quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung đang tiếp tục phải đối mặt với “sóng gió mới”
Cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai tổng thống Nga và Mỹ trong ngày hôm nay là một trong những sự kiện ngoại giao được quan tâm nhất thời điểm này. Có nhiều lý do để cả hai bên muốn tạo lập một trạng thái ổn định trong mối quan hệ ngoại giao được đánh giá là thấp chưa từng có giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên những diễn biến căng thẳng xoay quanh Ukraine đặt mối quan hệ hai bên vào tình huống nhiều rủi ro. Theo giới quan sát, nếu không có giải pháp hạ nhiệt tình hình, quan hệ Nga – Mỹ có thể bị cuốn vào một vòng xoáy đối đầu mới khi cả hai dường như đều đặt ra những “lằn ranh đỏ” cho đối phương. Liệu cuộc đối thoại này sẽ giải quyết đến đâu những vấn đề an ninh mà cả Mỹ và Nga cùng quan tâm liên quan đến Ukraine và những vấn đề bất đông khác? BTV Thanh Huyền trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát – Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương về câu chuyện này.
Sau nhiều đồn đoán, cả Nhà trắng và Điện Kremlin hôm qua đều xác nhận, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ điện đàm vào ngày 7/12 tới để trao đổi về tình hình tại Ucraina, cùng những vấn đề về đảm bảo an ninh chiến lược khác. Trước thềm sự kiện, cả hai bên đều không ngừng đưa ra những động thái “nóng- lạnh”, cho thấy “hòa bình nóng”, tức đối đầu xen lẫn hợp tác vẫn sẽ là xu thế chính trong mối quan hệ Nga- Mỹ thời gian sắp tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22-25/11. Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, truyền thông Nhật Bản liên tục cập nhật phản ánh đậm nét các cuộc gặp đoàn Việt Nam và phía đối tác Nhật Bản.
Ngày 25/11, Báo Độc lập của Nga đã đăng bài viết của Tiến sỹ Alexander Korolev - chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu châu Âu và quốc tế (HSE) với nhan đề “Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thúc đẩy Hà Nội và Moscow lại gần nhau hơn”, nội dung đánh giá những thành tựu nổi bật trong quan hệ hai nước, cũng như triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời tin tưởng chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo động lực mới cho quan hệ song phương.
Sau khi các cơ quan chức năng Đức tạm dừng quá trình phê chuẩn Dòng chảy phương Bắc 2, quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục nóng liên quan đến dự án nhiều tranh cãi này. Ngoại trưởng Mỹ Antoni vừa thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chạy thẳng từ Nga sang Đức. Đáp lại, Nga phản đối và cho rằng, các nỗ lực cản trở hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đến châu Âu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hủy hoại các nguyên tắc thị trường tự do. Đằng sau những căng thẳng mới nhất giữa các bên lần này là gì, liệu có tiếp tục là những mục tiêu và toan tính chính trị như nhiều chuyên gia lo ngại? Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương phân tích rõ động thái hiện nay của các bên.
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam - Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.- Nghị quyết 406 về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi Covid 19 đã đi vào cuộc sống.- Cà Mau: Lao động về quê, lại thiếu việc làm.- Mối quan hệ Nga - Mỹ liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Australia vừa lên tiếng kêu gọi các quan chức Australia kiềm chế, không làm phức tạp thêm quan hệ song phương, đồng thời đánh tín hiệu rằng Trung Quốc sẽ không chủ động “phá băng” trong quan hệ với Australia.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live