- Đại Từ, Thái Nguyên: Hiến đất giải phóng mặt bằng – Biến việc khó thành dễ - Khói mù bao phủ, chất lượng không khí giảm mạnh ở New Delhi và Mumbai
VOV - Luật đất đai 2024 đi vào cuộc sống, giải quyết những tồn đọng về đất đai - Phỏng vấn: PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Quản lý đất đai - Đề án 1 triệu ha lúa khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ - Niềm vui trên làng quê nông thôn mới kiểu mẫu Bắc Giang.
VOV - Quản lý đất đai giúp quy hoạch và sử dụng đất hiệu quả, hỗ trợ sự phát triển đô thị, công nghiệp và vùng nông thôn. Bất động sản thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo ra các cơ hội đầu tư, trong khi quản lý tài nguyên và môi trường đảm bảo rằng sự phát triển không gây hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Những ngành này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững mà còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực quốc gia. Học ngành Quản lý đất đai, sinh viên đang nhận được chính sách ưu tiên gì về học bổng? - Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Ngay tại buổi làm việc đầu tiên trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV sẽ thảo luận về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật đất đai sửa đổi. Điều này cho thấy Quốc hội ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của dự thảo luật này, một dự luật có tác động sâu rộng đến mọi chủ thể trong xã hội, có ảnh hưởng quyết định không nhỏ đến sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện ba vấn đề lớn trong dự thảo luật đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau đó là, thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở thương mại, dịch vụ; phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm lựa chọn phương pháp định giá đất; dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có thể nói, đây là ba vấn đề lớn, có nội dung chi phối, liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp cũng như quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai sao cho phù hợp, hiệu quả.
Quyết liệt phòng chống dịch- Cán bộ không thể "lơ mơ".- Quản lý thị trường phát hiện các vụ buôn bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc.- Loạt bài: Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển - bài 3 với nhan đề: Đưa nguồn lực đất đai thực sự trở thành nguồn lực phát triển.- Phân tích động thái thành lập Liên minh Anh-Australia-Mỹ (AUKUS): Bước đi mới củng cố vị thế Mỹ và đồng minh trên toàn cầu
Những vấn đề liên quan đến qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai ở nhiều địa phương từ lâu đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc cho dư luận. Như tại Hà Nội, vấn nạn các dự án bất động sản "đắp chiếu", bỏ hoang tồn tại hàng chục năm qua, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao người đi không được, mà ở cũng chẳng xong. Thực tế, không khó để bắt gặp những nhà liền kề, biệt thự trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nằm chỏng chơ, xuống cấp cùng thời gian ngay giữa Thủ đô. Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Hải Quân trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
- Chương trình lớp 1 mới: quá nặng! Điều chỉnh cách nào cho phù hợp?- Hội nghị thượng đỉnh EU-Ucraina thảo luận về tương lai quan hệ hai bên.- Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng góp ý văn kiện Đại hội 13 để chống phá.- Cấp bách sửa chữa chính sách về quản lý đất đai.- Dịch Covid-19 làm gián đoạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới.
Trả lời cử tri quận Hoàn Kiếm tại buổi tiếp xúc trước kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15 hôm nay, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã xử lý nhiều trường hợp là cán bộ, đảng viên liên quan đến vi phạm đất đai tại 2 huyện Ba Vì và Sóc Sơn. Tin của phóng viên Đài TNVN.
Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.
Tăng cường công khai minh bạch và thực hiện tham vấn đầy đủ với người dân về công tác quản lý đất đai là một trong những giải pháp để giảm tình trạng khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đây cũng là mục tiêu hướng đến trong lần sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Đang phát
Live