Tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp trở lại, đã xuất hiện phương thức thủ đoạn mới là làm thủ tục giả làm con nuôi, trẻ sơ sinh.. để thực hiện hành vi mua bán người. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người trong bối cảnh hiện nay, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác này, từ đó, nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người.
Hôm nay (8/6) bước sang ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ 7. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. Tiếp đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là cần các quy định chặt chẽ hơn để khắc phục tình trạng mua bán người núp bóng hình thức nhận con nuôi hoặc đưa người đi xuất khẩu lao động.
Trong Quý I, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp, gia tăng so với cùng kỳ năm 2023. Hoạt động đưa người Việt Nam nhập cảnh, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, cưỡng bức lao động, lừa đảo trực tuyến diễn biến phức tạp ở một số nước Đông Nam Á và Châu Âu.
Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy- Hà Nội tiếp tục trao gần 124 tỷ đồng hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy tại quận Thanh Xuân trong đợt 2- Tối nay diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư- Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người”- Công an Hải Phòng triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi- Hàng loạt cuộc tuần hành diễn ra ở nhiều nước trên thế giới nhằm kêu gọi một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza trong bối cảnh xung đột tại đây leo thang- Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố thời điểm chuyển giao quyền lực- Nepal kết thúc hoạt động tìm kiếm nạn nhân sau trận động đất mạnh 5,6 độ rích-te xảy ra cách đây 2 ngày, khiến 157 người thiệt mạng. Hiện công tác cứu trợ tập trung vào việc cung cấp thực phẩm và nơi lánh nạn cho những người sống sót
Theo số liệu của Bộ Công an, giai đoạn 2018-2022, cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người với 1.240 nạn nhân. Đặc biệt, qua hình thức hôn nhân trá hình mà hàng ngàn phụ nữ trở thành nạn nhân của các đối tượng tội phạm. Để giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin về việc lấy chồng ngoại, các bước chuẩn bị cần thiết trước khi xuất cảnh, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã xuất bản bộ sách Làm dâu xứ lạ. Bộ sách là tài liệu chi tiết dành cho những phụ nữ có ý định lấy chồng nước ngoài. Phóng viên đài TNVN phỏng vấn bà Khúc Thị Hoa Phượng, Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN, Giám đốc nhà xuất bản Phụ nữ VN.
“Mở rộng vòng tay tới nạn nhân mua bán người để không ai bị bỏ lại phía sau” là chủ đề Lễ phát động Chung tay phòng, chống mua bán người do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Công an và tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ ngành và các tổ chức quốc tế.
Tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng. Nếu như năm 2022, cả nước có 222 nạn nhân bị mua bán, thì trong 6 tháng đầu năm nay, số nạn nhân bị mua bán là 224 người. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đối tượng cầm đầu đường dây, tổ chức thường ở nước ngoài, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong ngông tác phát hiện, điều tra và xử lý. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Chương trình phòng chống mua bán người, hợp phần hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025. Sự kiện do Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Tổ chức IOM tổ chức sáng 28/7, tại Hà Nội
Nhân ngày Thế giới phòng, chống mua bán người năm nay với chủ đề “Hướng tới tất cả nạn nhân bị mua bán, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tổ chức Di cư quốc tế phối hợp với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thực hiện đoạn phim ngắn để làm rõ những quan niệm sai về mua bán người và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này, đồng thời kêu gọi các hành động bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
Sáng nay, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Phát triển xã hội phối hợp với Tổ chức Plan International tại Việt Nam tổ chức chương trình “Giới thiệu các sản phẩm của Dự án Em vui” nhằm tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số.
Nạn tảo hôn và mua bán người thời gian qua vẫn là những vấn đề nóng - đặc biệt tại các khu vực có tỷ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung của nước ta. Có thể kể đến tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Quảng Trị và Quảng Bình là những khu vực có thành phần dân tộc đa dạng, cũng là những tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao so với cả nước; đồng thời có vị trí giáp biên giới, thiếu sinh kế, không có việc làm..., sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về mua bán người. Đáng nói, mẫu số chung của 2 vấn đề nóng này đều là nhận thức và kỹ năng của người dân tại địa phương, đặc biệt đối tượng thanh thiếu niên DTTS còn rất hạn chế, chưa thể tự bảo vệ mình và cộng đồng. Vậy cần làm gì để nâng cao nhận thức, kỹ năng của thanh thiếu niên DTTS trước những nguy cơ của nạn buôn bán người cũng như tình trạng tảo hôn? Khách mời của chương trình là bà Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó với Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này!
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live