VOV1 - Quan hệ Mỹ - Iran gia tăng đối đầu và có một tương lai đầy rủi ro dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Một mặt trận mới xuất hiện tại chảo lửa Trung Đông, khi Mỹ tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào các mục tiêu liên quan đến Iran tại lãnh thổ Syria và Iraq, hôm 2/2 vừa qua. Đây là minh chứng rõ nhất cho thấy xung đột đang lan rộng ở khu vực này. Tuy nhiên, dư luận vẫn hy vọng vào sự kiềm chế của các bên, vì để xảy ra đối đầu trực diện giữa Mỹ và I-ran vào lúc này không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Tình hình căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang tới mức nguy hiểm, thể hiện qua việc Mỹ điều 6 máy bay tiếp nhiên liệu tới khu vực trong bối cảnh có thể sớm xảy ra một chiến dịch không kích quy mô lớn, được cho là nhằm vào Iran. Diễn biến này diễn ra ngay sau thông tin phía Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu của Australia ở Vịnh Ba Tư và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ quân sự Mỹ gây thương vong lớn mà Mỹ cáo buộc do lực lượng của Iran thực hiện.
Mỹ đã tham gia vào các cuộc đàm phán không chính thức với Iran nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Theo các quan chức từ Iran, chính quyền của tổng thống Joe Biden đang cố gắng tránh đối đầu quân sự với Iran. Đó là lý do tại sao Mỹ tìm kiếm một thỏa thuận không chính thức để ngăn chặn leo thang hơn nữa. Các cuộc đàm phán gián tiếp đã diễn ra ở Oman và một thỏa thuận mới giữa Washington và Tehran có thể “sắp xảy ra”.
Các nhà chức trách Mỹ đã thu giữ hàng loạt tên miền Internet liên quan tới Iran, với cáo buộc phát tán thông tin sai lệch. Động thái này của Mỹ diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán ở Viên, Áo về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang gặp bế tắc khi vòng 6 cuộc đàm phán không đạt kết quả cụ thể. Điều này có thể khiến tương lai của tiến trình đàm phán tại Viên ngày càng mờ mịt.
Hôm qua 10/05, Mỹ và Iran đã có va chạm trên biển sau khi một tàu Tuần duyên Mỹ đã bắn cảnh cáo sau khi bị 13 tàu của Hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) áp sát trên eo biển Hormuz. Vụ va chạm giữa hai bên diễn ra trong hoàn cảnh nhạy cảm khi Mỹ và Iran đang đàm phán gián tiếp nhằm nối lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu có những bước đi trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặpđược tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở laih thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?
2 ứng cử viên đại biểu Quốc hội tại TPHCM chỉ đạt dưới 10% tín nhiệm của cử tri nơi cư trú.- Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu biện pháp hạn chế tình trạng "sốt đất" tại nhiều địa phương.- Chi phí y tế từ túi tiền của người dân Việt Nam đang gấp hơn 2 lần mức khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO.- Bài 2 trong loạt bài cảnh báo hiểm họa của Thuốc lá điện tử, với nhan đề “Hành động kịp thời trước hiểm họa của Thuốc lá điện tử”.- Thông điệp liên bang sắp tới của Tổng thống Nga sẽ là thông điệp của “thời đại mới”.- Đàm phán về thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran có thể kéo dài vô thời hạn nếu hai nước không chịu khoan nhượng.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) vừa cho biết đã nhận được thông báo từ Iran về việc nước này đang đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm từ urani, nhằm cung cấp nhiên liệu cải tiến cho một lò phản ứng phục vụ công tác nghiên cứu tại Tehran. Đây là động thái được cho là khá cứng rắn từ phía Iran, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran đang ngày càng gia tăng, sau thông báo của Iran vào đúng ngày đầu tiên của Năm mới 2021 về việc nâng mức làm giàu uranium vượt xa ngưỡng cam kết. Trong khi đó, theo một thông báo đăng trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ hôm qua, phía Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan tới Iran đối với 3 cá nhân và 16 thực thể, dính dáng cả Đại giáo chủ Kha-mê-nây. Để có thêm thông tin về những động thái cứng rắn từ cả hai phía Mỹ và Iran trong thời gian gần đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc:
Trong tuần, quan hệ giữa Iran - Mỹ và các đồng minh lại nóng lên bắt đầu từ vụ ám sát một nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Tehran, được cho là có liên quan đến Mỹ và Israel. Ngay sau đó là hàng loạt các động thái của cả hai bên, đẩy quan hệ Mỹ - Iran trở nên đặc biệt căng thẳng vào giai đoạn mà nước Mỹ đang chuẩn bị có những bước chuyển giao quyền lực hậu bầu cử. Các bên đang tính toán gì vào thời điểm nhiều phức tạp và rối ren này? Liệu quan hệ Mỹ - Iran nói riêng và tình hình khu vực Trung Đông có tiếp tục chuyển xấu sau các diễn biến vừa qua? Khách mời của chương trình là Đại sứ Nguyễn Quang Khai - Người từng có có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông sẽ phân tích rõ nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live