Sau một tuần cố gắng gia hạn lệnh cấm vận vũ khí thông thường với Iran nhưng bất thành, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới trụ sở Liên hợp quốc tại thành phố New York để chính thức kích hoạt “quy trình đảo ngược” trong thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa nhóm P5+1 với Iran nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran. Đây được xem là bước đi chưa từng có tiền lệ trong một thỏa thuận ngoại giao đa phương cấp cao và có nguy cơ đẩy thỏa thuận hạt nhân Iran đến chỗ sụp đổ hoàn toàn.
Mỹ chính thức khởi động cơ chế yêu cầu Liên hợp quốc tái áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran, với lý do nước này đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký với các cường quốc trên thế giới năm 2015. Việc Mỹ gây sức ép tối đa lên Iran đang đặt thỏa thuận hạt nhân lịch sử bên bờ vực đổ vỡ, bởi sẽ làm mất đi động lực và sự ràng buộc Iran tuân thủ các cam kết về hạn chế hoạt động trong chương trình hạt nhân của mình. BTV Quỳnh Hoa phân tích.
Sau thất bại tại Liên hợp quốc trong việc kêu gọi kéo dài lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đơn phương tìm cách khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với nước này. Cụ thể, Mỹ sẽ kích hoạt cái gọi là “cơ chế Snapback” nằm trong Thỏa thuận chung toàn diện giữa Iran với các cường quốc trong nhóm P5+1 được ký năm 2015 . Theo đó, khi có bên cho rằng Iran không tuân thủ thỏa thuận thì tự khắc có thể yêu cầu Liên hợp quốc lên án Iran và kích hoạt trở lại mọi biện pháp trừng phạt mà LHQ đã áp dụng đối với Iran như trước khi có thỏa thuận mà không cần đến sự đồng ý của bất kỳ bên nào khác. Đây được cho là động thái nguy hiểm có thể chính thức “giết chết” thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với nhóm P5+1 và kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ... Liệu các bên có thể cứu vãn được thỏa thuận này khi Mỹ không ngừng gia tăng sức ép với Iran? Câu chuyện này sẽ được đề cập trong phần trao đổi giữa BTV Thanh Huyền với PV Phạm Huân -– cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phủ quyết dự luật được lưỡng viện Quốc hội nước này thông qua hồi tháng 3 và tháng 4, nhằm hạn chế khả năng Tổng thống phát động chiến tranh chống Iran. Theo cáo buộc của ông Trump, đây là dự luật do đảng Dân chủ đề xuất nhằm gây chia rẽ đảng Cộng hòa, nhằm giành lợi thế cho cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay. Phân tích cụ thể về động thái của các bên cũng như dự báo chính trường Mỹ liên quan đến “nhân tố Iran”, BTV Phương Hoa trao đổi với Phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ.
Sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự lên quỹ đạo, giới chức Mỹ lo ngại, công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa được sử dụng để đưa vệ tinh của Iran lên quỹ đạo có thể được sử dụng để phóng đầu đạn hạt nhân. Tất nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc này. Trong một diễn biến căng thẳng khác, Tổng thống Donald Trump đã chỉ thị cho Hải quân nước này khai hỏa vào bất cứ con tàu nào của Iran quấy nhiễu lực lượng này trên biển, sau khi 11 tàu của Hải quân Iran áp sát các tàu Mỹ ở vùng Vịnh mới đây. Vậy Iran tính toán gì khi bất ngờ có các động thái mới, còn Mỹ liệu có thực sự muốn “tiếp đòn” Iran hay không? Khách mời là Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người từng có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích cụ thể vấn đề này.
- Để không còn căn bệnh “chây ỳ trả nhà công vụ”.- Phản ánh của người dân về thịt nhập khẩu giá rẻ bất ngờ- những băn khoăn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.- Quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng.- Người dân và các tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tâm thế và thích ứng trong điều kiện mới: vừa sản xuất, kinh doanh, học tập vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phòng dịch như thế nào?- Giá vàng thế giới được dự đoán tăng trong dài hạn.- Những "món quà quý giá" trong đại dịch Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live