Trước những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng được những thời cơ mới hướng tới mô hình phát triển bền vững. Trong đó, tăng trưởng xanh đang được các quốc gia lựa chọn là một mô hình ưu tiên và là xu thế tất yếu trong đó có Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đáp ứng “hàng rào xanh” đang được dựng lên tại các thị trường xuất khẩu chủ lực. Trong tiến trình đầy thách thức và ngốn hàng trăm tỷ USD này, các dòng vốn đang được khai mở để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên việc tiếp cận được các nguồn vốn này không phải là điều dễ dàng.
Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang được xác định là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh. Với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, Việt Nam đang khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.
Nỗ lực “xanh”: cần thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ từ “đầu tàu kinh tế”.- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?.- Hiệu quả khi khu công nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện
TPHCM đang phát thải hơn 38 triệu tấn carbon mỗi năm. “Đầu tàu kinh tế” không thể tồn tại mãi thực trạng này. Với mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030, thành phố vừa tổ chức Diễn đàn "Tăng trưởng xanh – Hành trình hướng tới giảm phát thải bằng 0", nhận được sự quan tâm của dư luận, được các chuyên gia khuyến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ chuyển đổi xanh. Trên thực tế, đây không phải vấn đề riêng của “đầu tàu” mà là vấn đề toàn quốc, toàn cầu. Với Việt Nam, nhiều chuyên gia khẳng định, “Cần thúc đẩy thay đổi nhận thức! Khi hành động xanh được thực thi từ sản xuất đến tiêu dùng, lợi thế tăng trưởng sẽ hiện hữu”.
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, năm 2022 vừa qua, kết quả dư nợ cho lĩnh vực tín dụng xanh của ngành ngân hàng là 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân trong 5 năm từ 2016 đến năm 2021 là 25% (trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cả nước khoảng 15%). Tốc độ tăng này được đánh giá là khá nhanh và cũng là một trong những định hướng về tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh tế xanh của Chính phủ đã được triển khai một cách hiệu quả.
Thời gian qua, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triền theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường, và kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm chú trọng. Đây cũng là hướng đi tất yếu để Việt Nam chuyển hướng thành công, nhân rộng mô hình kinh tế xanh. Mời quý vị cùng theo dõi nội dung này trong chương trình hôm nay.
- ASEAN có tiềm năng tạo ra 90-100 tỷ đô-la doanh thu bền vững vào năm 2030 - Indonesia sẽ sử dụng xe điện để phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 - Singapore mở rộng thí điểm chăm sóc bệnh nhân tại nhà, nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện công
Chiều nay (17/8), tại Đà Nẵng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Tham vấn khu vực miền Trung và Tây Nguyên tổng kết 10 năm thực Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia và nhà khoa học tham dự Hội thảo.
- Kinh tế xanh kích hoạt tăng trưởng bao trùm tại khu vực ASEAN - Các địa phương tại Lào triển khai kế hoạch chuẩn bị Năm du lịch Lào 2024. - Singapore bắt đầu thu phí túi nhựa dùng một lần tại các siêu thị để giảm rác thải.
Đang phát
Live