Sau nhiều vụ kinh Koran bị đốt gần đây, chính quyền Thụy Điển ngày 15/8 kêu gọi người dân nước này cảnh giác trước nguy cơ bị tấn công hay khủng bố.
Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ biểu tình và đốt kinh Koran ở Đan Mạch và Thụy Điển làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa các nước ở khu vực Trung Đông theo đạo Hồi với hai quốc gia Bắc Âu này. Dư luận còn lo ngại các hành vi này sẽ góp phần kích động tuần hành và bạo lực tại một số nơi. Trước sự phản ứng gay gắt của các quốc gia ở khu vực Trung Đông theo đạo Hồi, chính phủ Đan Mạch và Thụy Điển đang tích cực tìm giải pháp nhằm hạ nhiệt tình hình. Những động thái này của chính phủ Đan Mạch và Thuỵ Điển có đem lại hiệu quả trong việc giảm căng thẳng với thế giới Hồi giáo?
Cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình đã tìm cách xông vào khu vực cơ quan công sở của I-rắc ở thủ đô Badda nhằm thể hiện sự phẫn nỗ trước việc một cuốn sách được cho là Kinh Koran vừa bị đốt trước cửa Đại sứ quán I-rắc tại Đan Mạch. Trước đó, ngày 20/7, người biểu tình còn phóng hỏa một tòa nhà của Đại sứ quán Thụy Điển ở Badda cũng nhằm phản đối các hành động phỉ báng kinh Koran ở thủ đô Stochome của Thụy Điển hồi tháng 6 vừa qua.- Có thể thấy rằng, các vụ việc liên quan đến xúc phạm tôn giáo đang thổi bùng cơn giận dữ của các nước theo đạo Hồi, không chỉ I-rắc mà còn I-ran, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ…v.v…, đồng thời khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa thế giới Hồi giáo với Đan Mạch và Thụy Điển, hay rộng hơn là với các nước phương Tây. Đại sứ Nguyễn Quang Khai bàn về những nguy cơ bất ổn khi các mâu thuẫn này ngày càng bị đẩy lên cao hơn.
Đang phát
Live