Ngày 27/6 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Với những quy định rất cụ thể, nghiêm minh, Quy định 178 được kỳ vọng sẽ ngăn chặn được tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Vậy đâu là những điểm đáng chú ý và ý nghĩa của Quy định này như thế nào đối với công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Năm mới 2024 với nhiều hứa hẹn tốt lành đang ở phía trước. Nhìn lại năm 2023, một trong những dấu ấn nổi bật là kỷ luật, kỷ cương đang dần được xiết chặt, nhiều cán bộ sai phạm, cho dù ở bất kỳ cương vị nào cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Cùng với đó là nhiều quy định được Đảng ta ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, phòng ngừa và phòng chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả. Đặc biệt trong năm qua, Đảng ta đã liên tiếp ban hành 3 Quy định về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực: công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, hoạt động thanh tra, kiểm toán và công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Những quy định này ra đời đã tạo ra lồng cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, lộng quyền, vỗn dĩ đã và đang gây ra nhiều lo lắng cho xã hội vì đây chính là khởi nguồn cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để những quy định này phát huy hiệu quả thực chất. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
Dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật” đang được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội xây dựng và dự kiến sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua trong năm 2023. Góp ý cho dự thảo Quy định, nhiều ý kiến cho rằng cần nhận diện rõ “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật và xây dựng cơ chế thực chất, hiệu quả để phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác này.
Theo báo cáo của Tòa án nhân tối cao, từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp cán bộ, công chức ngành tòa án đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng và tiêu cực. Vi phạm pháp luật trong đội ngũ cơ quan điều tra, kiểm sát, thi hành án cũng đã xảy ra trong thời gian qua. Hoạt động của các cơ quan tư pháp không chỉ bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa thực thi và bảo vệ công lý. Vì vậy, những vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân với pháp luật và công lý. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp đó là kiểm soát quyền lực. Cơ chế này hiện đang được thực thi ra sao và cần lưu tâm những vấn đề gì để đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả? Ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
- Những dấu ấn về công tác xây dựng đảng năm 2022.- Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Kiểm soát quyền lực được Đảng ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đã làm “xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”. Kết quả phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp gần đây cho thấy, tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền lực đang ở mức đáng báo động, trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong xã hội, ngăn ngừa các hành vi lạm dụng, sử dụng sai trái quyền lực để tham nhũng là yêu cầu cấp thiết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Vậy nhưng, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý bởi cơ quan thanh tra hay cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án của địa phương tại chính những địa phương này lại không hề nhỏ. Từ thực tế này cho thấy công tác tự kiểm tra nội bộ nói riêng và rộng hơn là vấn đề kiểm soát quyền lực trong phòng chống tham nhũng hiện nay đang là có những điểm nghẽn, những điểm yếu cần khắc phục. Vậy những điểm nghẽn, điểm yếu đó là gì? Và cần làm thế nào để việc kiểm soát quyền lực đủ mạnh, đủ hiệu quả trong phòng chống tham nhũng? Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live