Thời gian qua, các vụ việc ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra ngày một nhiều và tần suất mà chúng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng tăng lên đáng kể. Chúng ta đã từng chứng kiến những kênh, mương đen kịt, những đoạn sông cá chết trắng hoặc thậm chí là nổi bọt trắng xóa cả một vùng. Nói như vậy để thấy rằng, thực trang ô nhiễm nước ở nước ta đã trở nên rất cấp bách và đòi hỏi có chiến lược tổng thể để cải thiện tình hình, trong đó cần thiết phải hình thành một luật mới để kiểm soát ô nhiễm nước. Câu hỏi đặt ra là, tại sao cần hình thành một luật mới khi chúng ta đã có Luật bảo vệ môi trường 2020 và Luật tài nguyên nước 2023? Hệ thống pháp luật hiện có về kiểm soát ô nhiễm nước tại các lưu vực sông có những bất cập gì? Kinh nghiệm thành công từ các nước khác mà chúng ta có thể tham khảo trong việc xây dựng bộ luật này là gì? Những vấn đề về công nghệ xử lý ô nhiễm nước cần được quan tâm đúng mức ra sao? Đây sẽ là những nội dung được chúng tôi trao đổi với 2 vị khách mời trong chương trình ngày hôm nay.
Để quản lý chất lượng môi trường không khí, Nghị định số 08 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định kiểm soát nguồn điểm (nguồn phát sinh khí thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, lò đốt rác): giảm thiểu phát thải tại nguồn thông qua việc xử lý hoặc thay thế nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, tăng cường tuần hoàn, tái sử dụng nguyên vật liệu để giảm thiểu phát thải các khí thải gây ô nhiễm không khí, dụng cụ, cải thiện hoặc thay đổi công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng sản xuất sạch hơn
Với 7/9 khu công nghiệp đang hoạt động được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 80% trong số đó đưa vào vận hành và có hệ thống quan trắc nước thải tự động được giám sát chặt chẽ, Vĩnh Phúc là tỉnh tiên phong và đầu tư mạnh cho công tác bảo vệ môi trường các KCN. Việc tỉnh sớm đầu tư đồng bộ và triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, bền vững. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Đang phát
Live