Ngày 16/7/2023, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đã ký hiệp ước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - đánh dấu việc Vương quốc Anh trở thành thành viên mới đầu tiên của Hiệp định CPTPP kể từ khi sân chơi này được thiết lập vào năm 2018, đồng thời mở đường cho việc xem xét kết nạp thêm các thành viên khác. Cùng với việc Chính phủ Anh đã thực hiện các bước cần thiết để phê chuẩn hiệp định CPTPP (ngày 16/5/2024) thì các quốc gia thành viên khác của CPTPP trong đó có Việt Nam cũng phải hoàn thiện các quy trình nội luật hóa của từng nước. Chính phủ Việt Nam đã trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ngay tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đang diễn ra. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Và Việt Nam cần làm gì trong vai trò của “người mở đường”? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
- Đón nhà đầu tư lớn-Các địa phương đã sẵn sàng? - Tiềm năng xuất nhập khẩu từ thị trường CPTPP ngày càng lớn - Bình Định tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. CPTPP - là hiệp định thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên được Việt Nam ký kết và đi vào thực thi. Cùng với hiệp định tiêu chuẩn cao thứ 2 là EVFTA (Hiệp định thương mại từ do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU có hiệu lực vào tháng 8/2020), CPTPP hứa hẹn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Đồng thời với những cam kết sâu rộng từ CPTPP, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn lại 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (14/01), với sự tham gia của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đang phát
Live