Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong tiêu dùng, sử dụng hàng Việt Nam, tình yêu cũng như lòng tin đối với hàng Việt của người tiêu dùng được lan toả. Đặc biệt, những hoạt động đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp, góp phần tạo nên những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề “Xây dựng nét đẹp văn hóa tiêu dùng hàng Việt” với sự tham gia của Ths Vũ Xuân Trường, Giảng viên – chuyên gia thương hiệu, Khoa Marketing, Đại học Thương mại.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mạnh sang việc phải chinh phục người tiêu dùng bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm chi phí đầu vào và tăng dịch vụ hậu mãi để tăng sức cạnh tranh. Sự chuyển biến về nhận thức của các doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và cũng đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước đã được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại do cung - cầu chưa gặp nhau, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Chuyên gia của bạn, chủ đề “Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt” với sự tham gia của khách mời: bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live