Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương ban hành hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát; hoàn thành trước ngày 20/01 này để các địa phương triển khai, bảo đảm chất lượng, tiến độ- Ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tốt nhất trong các cường quốc xuất khẩu dệt may thế giới. Năm 2025, ngành dệt may nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD- Năm 2024, Hà Tĩnh giải ngân vốn đầu tư công khoảng 7.400 tỷ đồng, vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đứng thứ 2 trong số 63 địa phương- Bão tuyết khiến 32.000 hộ gia đình ở Ba Lan mất điện- Hôm nay, Lễ hội Ma-ha-kum Mê-la lớn nhất hành tinh của Ấn Độ bắt đầu diễn ra và kéo dài trong 45 ngày, với sự tham gia của khoảng 450 triệu tín đồ đạo Hindu trong và ngoài Ấn Độ
Ngày 05/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”. Hội thảo là hoạt động đầu tiên thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công Thương và IDH về hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngành Dệt may và Da giày - các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phải kể đến điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ, khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
400 doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT). Triển lãm do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM và diễn ra từ 28/2 đến 1/3. Đây là dịp để doanh nghiệp trong nước kết nối, giao thương với doanh nghiệp quốc tế, hình thành liên kết chuỗi giá trị từ nguyên phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên liệu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa.
Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh?
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt hơn 40 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới, có được kết quả đó là nhờ sự bứt phá về số lượng thị trường xuất khẩu. Sang năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội nghị tổng kết ngành dệt may năm 2023 do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức sáng nay (16/12), tại Hà Nội.
7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 195 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày… có mức sụt giảm nhiều nhất.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi thiếu hụt đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao. Các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi thì lại diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt ở thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều thương hiệu, daonh nghiệp nước ngoài.
Ngày 26 tháng 4, Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân – Tháng an toàn vệ sinh lao động năm 2021. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng phát động phong trào xây dựng doanh nghiệp hạnh phúc trong ngành với các tiêu chí cơ bản. Cũng dịp này, Công đoàn Dệt May Việt Nam xét duyệt tặng kinh phí hỗ trợ xây mới 7 căn nhà mái ấm công đoàn; tặng quà đợt 1 cho hơn 200 người lao động với số tiền trị giá hơn 250 triệu đồng.
Đại dịch COVID - 19 tác động tiêu cực đến lao động của hai ngành dệt may và da giày, làm hơn 1 triệu người, trong tổng số 4,3 triệu lao động của ngành bị mất việc hoàn toàn. Vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam ký kết và ra tuyên bố chung về sáng kiến hợp tác khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với người lao động, doanh nghiệp ngành dệt may, da, giầy, túi xách Việt Nam. Phản ánh của phóng viên Phương Thoa:
Đang phát
Live