Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 vào ngày 10 tháng 10 tới.- Sau hơn 4 tháng triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động của Tik Tok tại Việt Nam.- Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định không có chủ trương thu quỹ lớp, quỹ trường và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu và thu - chi không đúng quy định.- Nhật Bản bắt đầu đợt xả thải lần thứ hai từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.- Độ cao của Mont Blanc - ngọn núi cao nhất tại Pháp giảm độ cao.- ASIAD 2023: Phát hiện trường hợp đầu tiên vận động viên đạt huy chương sử dụng doping.
Nhiều năm liền, thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số nhưng vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Giải quyết nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số đòi hỏi sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
Lần đầu tiên chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi có bước tiến ấn tượng nhất trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Từ vị trí gần áp chót (60/63) năm 2021, sang 2022, chuyển đổi số tỉnh này vươn lên vị trí thứ 26/63, tăng trưởng 34 bậc. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi xác định, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số của địa phương này chiếm 30% GRDP, 100% dịch vụ công cung cấp trực tuyến và 95% dân số có hồ sơ sức khỏe…
Sáng nay (27/9), Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Ninh Thuận tổ chức buổi làm việc về tình hình, kết quả thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa tỉnh.
Nhằm tăng cường kết nối, hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong thanh niên, sinh viên, chiều nay, tại Hà Nội, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ 2 với chủ đề “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thời gian qua,Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thực hiện thúc đẩy việc chuyển đổi số, trong đó con người là một trong những yếu tố trọng tâm. Nguồn nhân lực mới với tư duy số và kỹ năng số sẽ là lực lượng chủ yếu để triển khai và hiện thực hóa, quyết định sự phát triển của nền kinh tế số.
Từ ngày hôm nay đến ngày 17/9, Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị là cơ hội để các nghị sĩ trẻ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các hành động của nghị viện nhằm phát huy vai trò của giới trẻ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy đa dạng văn hoá vì sự phát triển bền vững. “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” là chủ đề của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Chủ đề này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, vai trò đóng góp của các nghị sĩ trẻ như thế nào để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này và sự chủ động, tích cực của nghị sĩ trẻ Việt Nam đối với Hội nghị lần này như thế nào? Khách mời của chương trình là ông Đinh Công Sỹ, Phó chủ tịch Thường trực Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khoá XV, Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội, Trưởng tiểu ban Nội dung Hội nghị cùng bàn luận câu chuyện này.
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Đắk Lắk quan tâm. Qua đó, dần thay đổi phương thức sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Qua gần 1 tháng phát động, chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận được tổng số kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng gồm tiền mặt và điện thoại thông minh.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) được các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. 100% địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin tín dụng, xác thực thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; Bộ Công an cũng đã cấp hơn 48 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân, hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc…. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live