Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của cả thế giới, không phải của riêng Việt Nam. Bởi thông qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Sự đồng hành của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ toàn diện và tích cực đã giúp doanh nghiệp có thể chủ động vượt qua các thách thức khó khăn để chuyển đổi thành công và từng bước phát triển bền vững.
Kết hợp nhiều giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát năm 2024.- Thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng: thuận lợi và thách thức.- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh lúng túng với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Cả nước hiện có khoảng trên 16 triệu người cao tuổi, trong đó có khoảng 7 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất. Thực tế cho thấy, kỹ năng, kinh nghiệm của lao động cao tuổi rất quý, vì vậy, nhu cầu chuyển đổi sinh kế, khởi nghiệp cho người cao tuổi, là nhiệm vụ tất yếu, cấp bách. Đây là nội dung được thảo luận, cho ý kiến tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo đề án “Người cao tuổi tham gia khởi nghiệp, việc làm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức sáng 17/7, tại Hà Nội.
Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã khẳng định hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được yêu cầu và giải pháp này, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH thương mại và du lịch Nguyên Minh
Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã khẳng định hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được yêu cầu và giải pháp này, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)- Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Nguyên Minh.
Các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế theo hướng tích hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là một lựa chọn góp phần giúp các quốc gia thúc đẩy phát triển bền vững và chủ động, thông tin đáng chú ý tại Hội thảo “Thương mại và đầu tư quốc tế hướng tới chuyển đổi số và chuyển đổi xanh” do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 26/11.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live