Triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong cơ quan Bộ và hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Đến nay đã hoàn thành xây dựng 100% các cơ sở dữ liệu của ngành và kết nối thành công với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Nhằm nhấn mạnh vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống đối với thế hệ trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số, sáng 25/10, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số”.
- UNESCO đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục - Pháp tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong bảo tồn di sản - Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia tổ chức giải chạy thiện nguyện kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong lĩnh vực giáo dục, giúp người dạy và người học tiếp cận với những phương thức giáo dục hiện đại, tạo môi trường học tập thuận tiện và hiệu quả. Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã từng bước thực hiện chuyển đổi số và đã đạt được những kết quả tích cực
Ba năm đại dịch COVID-19 vừa qua chứng kiến nhiều thay đổi mang tính đột phá của giáo dục, cũng như những phép thử cho sự vững vàng và phát triển của ngành trong năm tiếp theo. Phép thử chưa từng có tiền lệ là việc dừng đến trường nhưng không dừng học cho thấy nhiều điều cần phải khắc phục bên cạnh thành tích đạt được. Chỉ riêng vấn đề đó cũng đã tạo ra “bản lề” thách thức, những điều kỳ vọng về một nền giáo dục số theo định hướng tầm nhìn đến năm 2030. Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng điểm quyết định sự thành công của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Ngành giáo dục và đào tạo có nhiều thuận lợi nhưng thách thức cũng rất lớn. Do vậy, chuyển đổi số cần được xem là một hành trình, chứ không phải là đích đến, từ đó tìm ra các giải pháp mang tính chiến lược trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình đã triển khai chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều học sinh đã giành giải cao tại các cuộc thi trong và ngoài nước. Đây chính là động lực quan trọng để ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình từng bước thực hiện chương trình chuyển đổi số.
Bên cạnh việc ứng dụng những công cụ công nghệ mới thì giáo dục cũng cần kết hợp đa ngành, liên ngành để từ đó tạo ra những chương trình kết nối và tăng tương tác giữa giáo viên và người học bằng công nghệ. Đó là nội dung được chia sẻ tại hội thảo Giáo dục trong kỷ nguyên chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ giáo dục của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức sáng nay (13/5).
Covid19 đã khiến cho hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ-gián đoạn. Dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp nỗ lực tiếp cận-triển khai dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù gần 80% thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản. Đó là ví dụ điển hình cho thấy ngành giáo dục nghề nghiệp đang có những bài toán khó, cần lời giải: bài toán tuyển sinh hậu Covid; bài toán đổi mới phương pháp giảng dạy; bài toán tư duy quản lý trong tình hình mới – khi chuyển đổi số được khẳng định là “tất yếu”. Chuyên gia của bạn hôm nay, mời quý vị cùng Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tìm hiểu nội dung này, nhìn nhận vai trò từng nhân tố trong nỗ lực chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp.
Ngày 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo xây dựng “Khung đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”, thảo luận các nội dung cơ bản, hướng tới chuyển đổi số toàn ngành. Khung đề án hướng tới mục tiêu có khoảng 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển đối số hoàn toàn, 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nền tảng giáo dục nghề nghiệp trực tuyến vào năm 2025. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là việc không dễ nhưng là xu hướng chung-bắt buộc, cần được nghiên cứu càng sớm càng tốt. Xác định một số lĩnh vực ưu tiên hành động và chủ trương Thành lập Ban chỉ đạo triển khai chương trình chuyển đổi số từ cấp cơ quan quản lý – Cấp Bộ Lao động Thương binh và xã hội - là đúng đắn, cần thiết, trong tiến trình này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live