Căng thẳng Mỹ - Trung nếu không được giải quyết sẽ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, với mức thiệt hại lên đến 7%. Tuy nhiên nhờ những nền kinh tế “kết nối” trong đó có Việt Nam, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế thế giới đã phần nào được giảm nhẹ. Đây là nhận định được Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hôm qua (8/5).
Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong loạt hành động của chính phủ của Tổng thống Mỹ Giâu Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Trong một động thái đáp trả mới nhất, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Giâu Bai-đừn vừa ký, nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả. Động thái này của Mỹ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay.
Sáng nay theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm bán dầu từ kho dự trự dầu mỏ chiến lược cho Trung Quốc. Đây là một trong những dự luật đầu tiên do đảng Cộng hòa giới thiệu kể từ khi nắm thế đa số tại Hạ viện. Nếu được Thượng viện chấp thuận và Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn, động thái có nguy cơ đẩy căng thẳng giữa Mỹ- Trung leo thang hơn nữa.
Trong động thái mới nhất, Nhà Trắng vừa thông báo quyết định không cử đại diện ngoại giao đến Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm tới. Chưa hết, Mỹ cũng đã thông báo quyết định cho một số đồng minh; trong khi một số nước như Australia và Anh cũng đang cân nhắc vấn đề này. Trong phản ứng đầu tiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh, Olympic là sân chơi thể thao toàn cầu, không phải là một sân khấu chính trị. Và rằng, quyết định của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tổ chức thành công sự kiện thể thao này.
Một tuần sau Mỹ áp đặt trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc tại Hồng Kông, Trung Quốc hôm qua (23/7) thông báo sẽ trừng phạt trả đũa đối với các cá nhân Mỹ, trong đó có cựu bộ trưởng thương mại Wilbur Ross. Các biện pháp ăn miếng trả miếng được đưa ra ít ngày trước chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tới Trung Quốc, dự báo sẽ khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu, trong đó Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia chịu thiệt hại nặng nề. Nhưng thay vì đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch bệnh, hai quốc gia lại đẩy quan hệ vốn đã căng thẳng bấy lâu nay lên một nấc thang mới khi hai bên tiếp tục đưa ra nhiều chỉ trích nhắm vào nhau. Từ cuộc chiến thương mại tới cuộc khẩu chiến liên quan tới nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một trầm trọng hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Với cảnh báo hồi cuối tuần qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc, liệu căng thẳng Mỹ-Trung có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới và đâu là nguyên nhân khiến mối quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trao đổi với phóng viên Bích Thuận thường trú tại Trung Quốc và phóng viên Phạm Huân thường trú tại Mỹ.
- Làm thế nào để nhận diện và loại bỏ những người có biểu hiện “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII?- Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới?- Vị tướng về hưu vận động xây hơn 1.000 căn nhà nghĩa tình cho đồng đội.- Gia Lai: Quái trận cò “bìa đỏ” - Vay vốn bủa vây các thôn làng.- Australia chế tạo năng lượng từ sóng thủy triều.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live