Từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã thiết lập tư cách lưu trú mới để tiếp nhận người nước ngoài làm việc ở một số lĩnh vực ngành nghề của Nhật Bản như một lực lượng lao động có thể làm việc ngay gọi là “Specified Skilled Worker (SSW: Người lao động kỹ năng đặc định)”. Hiện tại, để làm việc tại Nhật Bản với tư cách là lao động kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú là “kỹ năng đặc định số 1”), ứng viên cần phải hoàn thành thành tốt chương trình thực tập kỹ năng (3 năm) hoặc thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định (bao gồm thi kỹ năng và kiểm tra tiếng Nhật). Lần đầu tiên kỳ thi kỹ năng đặc định vừa được tổ chức tại Việt Nam. Để tìm hiểu về nội dung này, xin giới thiệu các vị khách mời: - Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Nhân Ái Corp).
Học tập trong môi trường Quân đội được rèn luyện thể lực và trau dồi về trí tuệ được cống hiến, phục vụ Quân đội là mong ước của nhiều bạn trẻ và bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học tập. Học trong các trường trong Quân đội sẽ được đào tạo như thế nào? Muốn tham gia học trong trường Quân đội các bạn trẻ cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì? Điều đặc biệt là học trường Quân đội người học sẽ không phải đóng học phí và được lo về nơi ăn, chốn ở. Vậy trong năm học 2024, các trường Quân đội tuyển sinh có gì mới? Những ai sẽ phù hợp học ở trường Quân đội đào tạo? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, tại Sơn Tây, Hà Nội. - Khách mời: Thiếu tướng Phạm Quốc Tuấn - Phó Hiệu Trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Bộ Quốc phòng.
Nhà máy thủy điện không xả nước: Đà Nẵng nguy cơ thiếu nước - Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông - Hải Phòng: Nhân rộng mô hình liên kết tiêu thụ nông sản - Kỹ sư ô-tô trở thành nông dân xuất sắc.
Minh bạch thông tin quản lý tàu cá, cấp bách gỡ thẻ vàng - Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp - Phỏng vấn: Bà Dương Thị Thu Thủy- Trưởng Ban Truyền thông Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Miền tây yêu Hà Giang về thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang - Lão nông Sóc Trăng đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ
Quá trình hội nhập và phát triển nước ta đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến và đem lại những giá trị to lớn trong kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để giải bài toán nhân lực có kĩ năng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, một số trường đã đào tạo theo chương trình Quốc tế và nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các quốc gia trên thế giới. - Vậy đào tạo theo Chương trình Quốc tế sẽ đem lại những giá trị gì? Khách mời của chương trình: - Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Ông KATO TAKEHITO- Giám đốc, Kiêm Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần AT Group (Nhật Bản).
Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn 2024, với mong muốn chung tay giúp đỡ đồng bào khó khăn ở tỉnh Quảng Ngãi đón một cái Tết cổ truyền đầm ấm, hôm nay (13/01), tại huyện Ba Tơ, Cơ quan thường trú khu vực miền Trung - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Miền Trung) phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Hội Thầy thuốc trẻ thành phố Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, các doanh nghiệp, ngân hàng tổ chức Chương trình trao quà Tết Giáp Thìn 2024; Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn huyện Ba Tơ.
Chiều nay (10/1), Quân khu 7 tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kết nghĩa giữa Quân khu 7 với Học viện Lục quân, Trường Sỹ quan lục quân 2, Quân đoàn 4, Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nông dân Tiền Giang “mơ làm giàu” ồ ạt phá bỏ nhiều cây đặc sản chuyển sang trồng cây sầu riêng - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đột phá trong chăn nuôi - Đánh thức Cồn Đen - Điểm đến du lịch Xanh.
Xuân về trên những cánh đồng lúa - tôm - Khát vọng đưa ngành nông nghiệp ngày càng phát triển - Tuyên Quang: Trẻ hóa Hợp tác xã Nông nghiệp tạo đà bứt phá - Khó mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn VietGAP
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. - Vậy khi tham gia Hiệp định PSMA, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào? - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Cục Kiểm ngư - Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
Đang phát
Live