Tranh chấp chung cư đã và đang là vấn đề nhức nhối ở các đô thị lớn của nước ta, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các tranh chấp đều diễn ra căng thẳng. Người dân đệ đơn đến các cơ quan chức năng để tố cáo, phản đối chủ đầu tư. Trong khi đó, một số chủ đầu tư cắt nước, cắt điện của cư dân. Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư thì muôn hình vạn trạng nhưng chủ yếu liên quan đến việc chậm được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (hay còn gọi là sổ hồng); việc tranh chấp không gian chung như hầm để xe, trường mầm non, sân tập thể thao và một số hạng mục khác; về một số quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi bàn giao căn hộ, chưa được làm rõ trong hợp đồng. Một số chủ đầu tư chây ì, cố tình không thành lập Ban Quản trị và không bàn giao quỹ bảo trì 2% theo quy định… Vậy, tại sao việc tranh chấp chung cư diễn ra phổ biến, trong suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa thể được giải quyết dứt điểm? Giải pháp nào để hạn chế tranh chấp chung cư trong thời gian tới? Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
Sở hữu một căn hộ chung cư ở các thành phố lớn là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Thế nhưng chưa kịp vui mừng sau nhiều năm tích cóp tiền để mua nhà, thì nhiều người đã phải bực dọc, bức xúc. Hình ảnh cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư liên tiếp xuất hiện ở nhiều chung cư tại Hà Nội và một số tỉnh thành phố thời gian vừa qua. Tranh chấp gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%... Cùng bàn luận kỹ hơn nội dung này với vị khách mời là Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Văn phòng Luật sư Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội.
Sở hữu một căn hộ chung cư ở các thành phố lớn là niềm mơ ước của nhiều gia đình. Thế nhưng chưa kịp vui mừng sau nhiều năm tích cóp tiền để mua nhà, thì nhiều người đã phải bực dọc, bức xúc. Tranh chấp gay gắt nhất là xung quanh phần diện tích, tiện ích sở hữu chung, sở hữu riêng như tầng hầm và chỗ để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng tập thể thao, các diện tích kinh doanh, cho thuê, mức phí dịch vụ, tiền quỹ bảo trì 2%...Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Văn phòng Luật sư Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live