Năm 2023, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng cao. Năm 2024, tỉnh này triển khai nhiều hoạt động kích cầu du lịch, sẵn sàng mùa du lịch mới ở đất Cố đô.
Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. A Lưới luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 1719), huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỉnh này thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/14 chỉ tiêu chủ yếu trong năm; Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng hơn 7%. Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất của cả nước. Đây là những thông tin vừa được công bố sáng nay (7/12) tại phiên Khai mạc Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII.
Trận lũ lớn đi qua trước thềm ngày nhà Nhà giáo Việt Nam 20/11, đến nay, nhiều cơ sở trường học, trạm y tế ở vùng thấp trũng vẫn còn lấm lem bùn và rác dồn ứ. Đồng hành cùng nhân dân khắc phục thiên tai bão lũ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp về các vùng trọng điểm, hỗ trợ và cùng khắc phục thiệt hại, hậu quả sau lũ, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, tăng thêm tình quân dân.
Mưa lũ lớn trên diện rộng, nhiều trường học tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thể đón học sinh trở lại trường. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế yêu cầu các trường tranh thủ nước rút đến đâu, làm vệ sinh đến đó, sớm đón học sinh đến học. Dù đã cận kề Ngày 20/11 nhưng mưa lũ còn diễn biến phức tạp, việc dạy học cũng tạm dừng, mọi hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo tạm gác lại. Các thầy, cô giáo vùng lũ tranh thủ lúc trời tạnh ráo, tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2023.- Thủ tướng Chính phủ công điện yêu cầu phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.- Nước lũ ở Thừa Thiên Huế đang rút chậm, nhiều vùng trũng vẫn bị cô lập, người dân hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.- Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn bỏ phiếu việc Thụy Điển gia nhập NATO.- Hôm nay Ấn Độ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói phương Nam lần thứ 2.
Mưa đặc biệt lớn kéo dài trong những ngày qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế khiến nhiều nhà cửa của người dân chìm trong nước lũ. Nhiều công trình đê kè bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống của người dân. Hiện nước lũ đang rút chậm, hàng ngàn hộ dân ở vùng trũng bị cô lập trong lũ, gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt... Bà con hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống
Đêm qua đến sáng nay (16/11), tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa giảm, mực nước trên các sông đang xuống nhưng còn ở mức cao. Nhiều khu vực tại thành phố Huế và nhiều nơi còn ngập trong nước lũ. Cuộc sống người dân vùng ngập lụt bị xáo trộn, giao thông đi lại khó khăn. Nhiều cây cầu, đường phố trở thành bãi đỗ xe và nơi họp chợ, gây ách tắc giao thông.
Từ đêm 14/11 tới sáng nay (15/11), tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Mưa lớn cùng với thủy điện Bình Điền và Tả Trạch điều tiết nước ở mức tối đa, đổ về hạ nguồn sông Hương với cường độ mạnh làm lũ lên nhanh trong đêm, nhiều khu vực hạ du ngập nặng.
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều… Những năm qua, huyện A Lưới đặc biệt quan tâm bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống đồng bào địa phương gắn phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân nơi đây.
Đang phát
Live