Từ ngày 1-7-2025, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực gồm 11 chương, 141 điều, với nhiều quy định mới nhằm mở rộng, tăng quyền và lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH, đặc biệt là đảm bảo cho người lao động thụ hưởng những quyền lợi hưu trí thay vì nhận BHXH một lần.
Từ ngày 1-7-2025, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực gồm 11 chương, 141 điều, với nhiều quy định mới nhằm mở rộng, tăng quyền và lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH, đặc biệt là đảm bảo cho người lao động thụ hưởng những quyền lợi hưu trí thay vì nhận BHXH một lần. Luật sửa đổi lần này mở rộng đối tượng tham gia như thế nào? Người dân cần lưu ý những gì khi Luật được triển khai? Dòng chảy sự kiện chiều nay bàn nội dung này với sự tham gia của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, sáng nay (27/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến, đó là lựa chọn phương án về quy định rút BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần vẫn gia tăng trong thời gian vừa qua.
Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ. Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Trong nhiều năm qua, chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo thời gian, một số chính sách đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, nhất là chính sách rút BHXH một lần, tuổi nghỉ hưu. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7- tháng 5/2024. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ có rất nhiều điểm mới, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28/NQ-TW, hướng đến bảo đảm an sinh xã hội toàn dân. Các chuyên gia về an sinh xã hội cho rằng, việc sửa đổi Luật BHXH lần này cần tăng tính hấp dẫn, hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, đảm bảo chính sách BHXH là giải pháp lâu dài cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh xã hội quan trọng hàng đầu giúp ổn định cuộc sống lâu dài cho người lao động không may bị ốm đau, suy giảm hoặc hết tuổi lao động. Tuy vậy, tình trạng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm và đề xuất nhiều giải pháp khí góp ý vào Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật lần này gồm 5 nhóm chính sách, được chi tiết hóa thành 18 nội dung lớn với nhiều điểm mới. Về cơ bản, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo luật lần này đều nhằm mở rộng, gia tăng lợi ích cho người lao động, thu hút người lao động tham gia BHXH, đảm bảo các quyền tốt nhất cho người lao động trong quá trình làm việc cũng như sau khi nghỉ hưu. Trong đó, Dự thảo luật Bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH và bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH.
Đang phát
Live