Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân) chuẩn bị khai mạc tại Trung Quốc. Đây là Hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thường niên tại Thụy Sỹ. Diễn ra từ ngày 27-29/6/2023, đây là loạt hội nghị cấp cao do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chủ đề của diễn đàn năm nay “Tinh thần kinh doanh: Động lực của kinh tế toàn cầu”, được cho là mang một tinh thần rất mới với tham vọng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu qua các chiến lược kinh doanh liên quốc gia. Dưới góc nhìn phân tích, đây cũng sẽ là cơ hội để nước chủ nhà Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng kinh tế của mình sau 3 năm đai dịch với sự tham dự của đông đảo các nguyên thủ quốc gia và các nhà quản lý kinh tế toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng là một trong những đối tác quan trọng được mời tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới Thiên Tân lần này. BTV Hồ Điệp thông tin về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân 2023.
Sau hơn 3 giờ bay, vào 16 giờ 25 phút, ngày 25/6 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức nước CHND Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
“Bốn trụ cột phát triển kinh tế, hai trung tâm động lực, ba trung tâm đô thị và ba hành lang kinh tế là các nhân tố chủ lực tạo đột phá phát triển Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Mục tiêu đặt ra, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ là tỉnh phát triển khá ở khu vực miền Trung. Đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một một nền kinh tế năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây”- Đây là nội dung quan trọng tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chính thức công bố vào hôm nay.
Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (hay còn gọi là chương trình EPS). 19 năm qua, đã có hơn 122.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này, mang lại nhiều việc làm có thu nhập ổn định và góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước sở tại.
Từ đầu năm đến nay, nhiều công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp ở tỉnh Quảng Bình nghỉ việc, làm cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn. Các doanh nghiệp khó phục hồi và mở rộng sản xuất, nguy cơ gián đoạn chuỗi sản xuất cũng đáng báo động.
Cần tăng cường tính liên kết và chú trọng giải pháp phát triển doanh nghiệp với nâng cao năng lực thực chất, bền vững, đây là thông điệp đáng chú ý được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2023 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Quyết tâm giải ngân 100% vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia- Bổ sung quy định mới về giá đất trong Luật Đất đai (sửa đổi)- Ngân hàng tìm cách đẩy vốn ra nền kinh tế
Chủ tịch nước ký Quyết định tặng quà người có công nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ- Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó, ghi nhận lạm phát có dấu hiệu giảm- Tháng Nhân đạo 2023, các cấp Hội Chữ thập đỏ trợ giúp được hơn 1 triệu 160 nghìn lượt người, gấp 11 lần chỉ tiêu đề ra- Gặp Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết “Trung Quốc tôn trọng lợi ích của Mỹ, không tìm cách thách thức hay thay thế Mỹ”, đồng thời yêu cầu Washington tôn trọng Bắc Kinh- Ủy ban Bầu cử Thái Lan chính thức thông qua kết quả bầu cử và danh sách 500 hạ nghị sỹ trúng cử trong cuộc Tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 14/5 vừa qua
Hiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phục hồi với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Vậy nhưng, hậu quả của dịch bệnh vẫn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục cần sự hỗ trợ có hiệu quả từ Chính phủ và các Bộ, ngành. Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, ngày 26/05 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 470 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế khu vực tư nhân dự báo nền kinh tế Singapore sẽ chỉ tăng trưởng 1,4% trong năm nay, thấp hơn so với dự đoán được đưa ra trong tháng 3 là 1,9%. Nguyên nhân của thực trạng này là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến của Singapore trong quý đầu tiên cùng những rủi ro suy thoái toàn cầu.
Đang phát
Live