Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo từ xa được coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bồi dưỡng, trau dồi, lan tỏa kiến thức để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Việc cập nhật kiến thức, công nghệ và các giải pháp mới để tiếp cận học tập và trang bị kiến thức thành công đã “chắp cánh” cho rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khởi đầu sự nghiệp và mang lại thành công, cho doanh nghiệp- Với việc cập nhật kiến thức “mọi lúc, mọi nơi” thông qua hình thức trực tuyến và có tính kế tiếp ở nhiều trường đại học hiện nay và nhiều trường hợp kết nối “xuyên biên giới” cũng là cách trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng, giúp các doanh nhân định hướng chiến lược, lường trước rủi ro và có cách thức vượt qua thách thức đại dịch. Công nghệ đã kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp với nhau khá thành công. Chương trình Khởi nghiệp bàn chủ đề: “Đào tạo từ xa – kết nối doanh nhân khởi nghiệp lại gần”. Khách mời của chương trình là TS. Bùi Kiên Trung, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch CTCP CF Group.
Hôm nay (09/07), tại Venice, Italy khai mạc Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Dự kiến, trong hai ngày diễn ra cuộc họp, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ thảo luận về nguồn lực tài chính dành cho tiêm ngừa Covid-19 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, cải cách thuế toàn cầu và nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Trong đó, nhóm G20 sẽ nỗ lực để tìm tiếng nói chung về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong bối cảnh một số nước thành viên phản đối đề xuất này. Trước đó, hồi đầu tháng này, 130 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhất trí về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, nhằm giải quyết tình trạng trốn thuế và tạo bình đẳng về thuế giữa các nước.
Cà Mau: hơn 100 vụ sạt lở xảy ra từ đầu năm Phải chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trước ảnh hưởng của dịch bệnh Thái Nguyên chủ động phòng chống dịch trên đàn vật nuôi Chăm sóc cây trồng sau mưa lớn
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Phát triển kinh tế xanh tại các làng nghề, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chương trình với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Phú Yên - Khánh Hòa: Liên kết để tạo động lực mới trong phát triển.
Khánh Hòa điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế đặc thù phát triển khu kinh tế Vân Phong để đạt mục tiêu trở thành động lực cho cả khu vực.- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đón nhận khai thác dòng khí đầu tiên mỏ Sư Tử Trắng, đánh dấu việc đưa công trình vào khai thác vượt tiến độ 16 ngày so với kế hoạch.- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar, hối thúc quân đội nước này ngừng các hành vi bạo lực trong việc đối phó những người biểu tình ôn hòa.- Nhiều nước phải dừng tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa covid 19 do thiếu nguồn cung.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị hội thảỏ, những mặt được tromg triển khai cách kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm- đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã chứng kiến, từ kết quả của năm 2020- nhưng vẫn còn tiếp diễn, cụ thể qua tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm. Giải pháp nào nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Cùng bàn nội dung này với khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người vừa tái trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15.
Trong Nghị quyết phiên họp CP thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch). Giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao; thì từ cuối tháng 4, đợt dịch covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục ảnh hưởng lớn. Vậy đâu là dư địa cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cần được điều chỉnh trước các diễn biến này? TS Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bàn luận vấn đề này.
Đang phát
Live