Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý đầu năm chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng trưởng vào bậc thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Ba, ngày 3/4, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023; Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%. Đâu là giải pháp để đạt được mục tiêu trong bối cảnh rất nhiều khó khăn phía trước? Câu chuyện thời sự bàn về nội dung này, với vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, sáng nay (5/4), tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức “Diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản năm 2023.
Các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered khẳng định, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay.- Cháy lớn tại một doanh nghiệp trong khu vực Cụm công nghiệp Ba Hàng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.- Trung Quốc bế mạc Hội nghị Trung ương 2 khóa 20.- 11 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đẩy mạnh hợp tác về năng lượng hạt nhân.
Nhiều tờ báo và chuyên gia quốc tế đã đưa ra đánh giá tích cực về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh những yếu tố tạo nên tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam, bao gồm việc tự do hóa thương mại, cải thiện điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, đầu tư vào nguồn nhân lực và đặc biệt là một nền chính trị ổn định.
Năm 2022 vừa qua là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02% trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn nhận sâu xa, đó không chỉ là những kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp thêm – gia tăng sức hút của thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản tồn tại, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn.
Dự báo năm 2023 sẽ là năm còn nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới.- Tỉnh Quảng Bình khởi công Dự án thành phần 2 - Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 188 tỷ đồng.
Bịa đặt thông tin, bôi nhọ đời tư lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước- thủ đoạn “bình mới rượu cũ”- Xây dựng kế hoạch huy động vốn trái phiếu Chính phủ năm 2023 bám sát nhu cầu của ngân sách trung ương- Những yếu tố tác động đến giá dầu thế giới 2023- Hà Nội: Nhiều cơ hội việc làm thời vụ cho người lao động dịp trước Tết- Kinh tế Việt Nam 2023: Vượt thách thức - trên nền tảng tăng trưởng vượt trội năm 2022- Sau Twitter, tỷ phú Elon Musk “gặp khó” với Tesla
Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế… “Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và bảo đảm thuốc điều trị, chậm nhất là cuối tháng 12 này phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy mạnh tiêm mũi 3- Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 kết nối trực tuyến tới 57 điểm cầu ở các địa phương, 3 điểm cầu quốc tế (Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan) bàn các giải pháp “Phục hồi và phát triển bền vững”- Theo nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi, bắt đầu từ quý IV năm nay- Trung ương Đoàn tôn vinh 20 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cộng đồng- Hà Nội điều chỉnh việc học trực tiếp, theo đó, chỉ có học sinh khối lớp 12 đi học trực tiếp từ ngày mai (06/12) và tổ chức học 3 buổi 1 tuần- Nga – Mỹ không ngừng đưa ra các động thái trước Hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến vào ngày 7/12 này giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin- Với hy vọng biến thể Omicron không phá hỏng mùa Giáng sinh tại nơi được cho là Chúa Jesus ra đời, người dân Bethlehem đã thắp sáng cây thông khổng lồ bên ngoài Nhà thờ Chúa Giáng sinh
Với chủ đề “Bức tranh kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022”, Hội thảo bằng hình thức trực tuyến được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp cùng Cơ quan Thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) tại ĐBSCL và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức sáng ngày 1/10. Đây là cơ hội để các nhà quản lý địa phương, doanh nghiệp vùng ĐBSCL hiểu rõ hơn về bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước trong đại dịch Covid 19, những thách thức phải đối mặt cũng như nắm bắt, xây dựng chính sách và kế hoạch kinh doanh thích ứng khi bước vào giai đoạn phục hồi.
Đang phát
Live