Theo thống kê của một số phòng khám tâm lý, lượng bệnh nhân là học sinh bị trầm cảm ngày một gia tăng. Tại một số buổi tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” diễn ra ở một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, các chuyên gia cũng nhận định “trầm cảm ở học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp”. Thực tế những năm gần đây, lượng học sinh đến tư vấn tâm lý tại các phòng khám đều tăng lên. Điều này phản ánh một thực tế rằng, ngày càng nhiều người đang ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. Một mặt khác, cũng chỉ ra rằng, áp lực học tập, kỳ vọng cao từ gia đình và xã hội có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của học sinh, trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng trầm cảm.
Thông cáo báo chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) cho biết, 10 thành phố trên thế giới, trong đó có thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã đạt giải thưởng “Thành phố Học tập năm 2024” của tổ chức này.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định học tập, làm theo Bác để xây dựng Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.- Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và các khách mời, ủng hộ quan điểm hợp tác và kết nối liên khu vực.- Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bra-xin và thăm Cộng hòa Dominica.- Chính phủ quyết định bổ sung 800 tỷ đồng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.- Làng rau Trà Quế, Đà Nẵng trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 55 "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024.- Brazil ra mắt Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Gần đây vấn đề học tiếng Anh được bàn luận sôi nổi, nhất là khi Bộ Chính trị có kết luận số 91, ngày 12/8 về việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó nêu rõ tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt và cũng là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải. Nhất là có quá nhiều thách thức đặt ra trong quá trình để tiếng Anh thực sự vượt ra khỏi giới hạn của việc học để thi, trở thành công cụ sử dụng thuần thục.
Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Bác, chiều nay tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo và phấn đấu để trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự và phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt”. Người cũng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”... 55 năm từ khi Bác Hồ đi xa, những lời dặn dò này vẫn được ông Nguyễn Cảnh Loan, một Đảng viên 88 tuổi tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thực hiện hàng ngày. Không chỉ học cho mình, ông còn góp phần lan toả phong trào khuyến học, khơi gợi tinh thần tự học cho những người xung quanh.
Những ngày qua, liên tiếp các địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Nhiều trường Đại học cũng chính thức công bố điểm xét tuyển. Cũng từ đây nảy sinh biết bao hỉ nộ ái ố và nổ ra những cuộc tranh luận không hồi kết trên một số diễn đàn và mạng xã hội về việc, có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội? Để có thêm góc nhìn về chủ đề đang thu hút sự chú ý này của dư luận, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sỹ xã hội học, thạc sỹ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy.
Những ngày qua, liên tiếp các địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Nhiều trường Đại học cũng chính thức công bố điểm xét tuyển. Cũng từ đây nảy sinh biết bao hỉ nộ ái ố và nổ ra những cuộc tranh luận không hồi kết trên một số diễn đàn và mạng xã hội về việc, có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội? Để có thêm góc nhìn về chủ đề đang thu hút sự chú ý của dư luận, Tiến sỹ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sỹ xã hội học, thạc sỹ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cùng bàn luận câu chuyện này.
Bên cạnh các thông tin về du học thì Chương trình Chuyên gia của bạn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của quý thính giả về vấn đề đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt sau khi dịch Covid-19 khiến thị trường lao động ở nhiều quốc gia có những thay đổi đáng kể. Vậy sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, thị trường việc làm ở các nước đã chịu những tác động như thế nào? Dự báo từ nay đến cuối năm thị trường lao động quốc tế sẽ vận hành theo xu hướng nào? - Khách mời: Bà Lưu Thị Ngọc Túy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO), Chuyên ngành luật quốc tế giúp quý vị hiểu rõ hơn về thị trường lao động ở các quốc gia.
Sáng nay (15/5), Thành uỷ Hải Phòng tổ chức hội nghị đánh giá kết quả kết quả thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023-2024.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live