-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).- Các doanh nghiệp kỳ vọng về triển vọng kinh tế 12 tháng tới có sự cải thiện ở tất cả các mặt.- Thành lập nghiệp đoàn cơ sở đầu tiên tại Nam Định.- Lũ các sông ở Quảng Trị và Quảng Bình lên trên báo động 2 và báo động 3, nhiều nơi bị chia cắt. Dự báo mưa lớn từ đêm nay đến ngày mai tại các tỉnh miền Trung.-Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu bầu cử Hạ viện Nhật Bản đạt mức thấp nhất từ trước đến nay.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp vào ngày mai, sau các cuộc không kích của I-xra-en vào lãnh thổ Iran.
Quảng Ninh hiện là địa phương đứng thứ 6 vùng Đồng bằng Sông Hồng về phát triển doanh nghiệp. Quảng Ninh quan tâm định hướng, có nhiều chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. 9 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 1.300 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên hơn 11.600 doanh nghiệp đang hoạt động.
Lãi suất cho vay trên thị trường liên tục biến động, tác động đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tế này, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng đã đưa dòng vốn vay lãi suất ưu đãi và ổn định đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đà Nẵng. Nhờ vốn vay lãi suất ổn định và ưu đãi, các doanh nghiệp chủ động đầu tư máy móc, chuyển đổi công nghệ hiện đại thích ứng thị trường, từng bước phục hồi kinh tế.
Trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nền kinh tế suy thoái, nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, nhưng giá thịt lợn, một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt lại duy trì ở mức cao một cách không bình thường nhiều tháng nay khiến người tiêu dùng lo ngại, bức xúc. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã một lần nữa phải họp bàn, yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đ/kg từ 1/4/2020. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là thể hiện tinh thần trách nhiệm, văn hóa của doanh nghiệp với cộng đồng, với đất nước. Bình luận của BTV Hương Lan về nội dung này.
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn khiến hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động ngưng trệ hoặc đứng trước nguy cơ phá sản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn người lao động sẽ phải nghỉ việc, thôi việc tạm thời và rơi vào cảnh thất nghiệp. Làm thế nào để doanh nghiệp và người lao động cùng vượt qua khó khăn hiện nay? Cả người lao động, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan đang ứng phó ra sao trước đại dịch để giảm thấp nhất thiệt hại của mình? Khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi về vấn đề này.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/3, Thủ tướng Chính phủ cho biết, ngay hôm nay 4/3 sẽ ban hành Chỉ thị của Thủ tướng về các giải pháp cấp bách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phòng chống Covid-19 và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó có “gói” hỗ trợ về tiền tệ và tài khóa, trực tiếp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai gói hỗ trợ này ra sao, sẽ quyết định tới hiệu quả chính sách. Biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận.
Đang phát
Live