Thanh âm và vẻ đẹp của khoảng 2600 loài hoang dã góp phần đưa Cúc Phương đạt được danh hiệu Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á 5 năm liên tiếp. Dưới ngôi nhà lớn nơi đại ngàn này có những cá thể tuyệt đẹp và độc đáo. "Hiện nay đây là nơi duy nhất nuôi dưỡng một số loài linh trưởng đặc hữu, cực kỳ nguy cấp của Việt Nam mà không nơi nào có ví dụ như voọc Cát Bà, voọc mông trắng" Tình yêu thiên nhiên cùng sự tận tâm của các chuyên gia, cán bộ, nhân viên tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật đã đóng góp không nhỏ vào thành quả đó. "Nhiều đoàn khách khi đến đây họ có trải nghiệm ý nghĩa, được gặp các bạn ấy và được hiểu những câu chuyện ý nghĩa từ chương trình cứu hộ mà chúng em đưa về đây" Phóng sự sau không tham vọng kể hết những cống hiến của họ nhưng cũng phần nào hé lộ những lát cắt thú vị. Một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã người Đức sống ở Cúc Phương hơn 20 năm, nói sõi tiếng Việt, làm những việc phi thường sẽ dẫn chúng ta bắt đầu hành trình... "Về nhà"
“Việt Nam có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều giống loài mang tính đặc hữu được thế giới ghi nhận, cần được bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững.” Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 diễn ra sáng nay tại Trụ sở Chính phủ.
Với mong muốn sớm đưa diện tích rừng ở địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, vào mạng lưới quy hoạch bảo tồn thiên nhiên đa dạng quốc gia, ngày 24/7, tại thành phố Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum phối hợp với tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI), Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững” nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo tồn tại rừng Kon Plông một cách hiệu quả, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sinh kế ở địa phương. Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân huyện Kon Plông. PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên phản ánh.
Năm 2020 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng, mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ các giải pháp dựa trên thiên nhiên và hành động vì khí hậu toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới năm nay là: “Hành động vì thiên nhiên”. Như vậy có thể thấy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được đặt ra cấp thiết trên quy mô toàn cầu.- Năm 2020 cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
Đang phát
Live