Từ hôm nay, các địa phương sẽ tổ chức hiệp thương lần 3 để lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.- Hôm nay là Tết Chol Chnam Thmay, 1 trong 3 dịp lễ, Tết quan trọng nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ.- Một bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả hơn 38 tỷ đồng cho 11 năm nhập viện và trải qua 26 lần phẫu thuật để điều trị căn bệnh rối loạn đông máu di truyền.- Hàng trăm hộ dân tại thành phố Pleiku, Gia Lai có đất mà không được xây dựng, sửa chữa và chuyển nhượng do qui hoạch treo.- Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga điện đàm nhằm hạ nhiệt căng thẳng liên quan đến một loạt vấn đề giữa hai nước, tình hình Ucraina và các vấn đề quốc tế khác.- Hãng dược phẩm Johnson & Johnson hoãn kế hoạch giao vắc xin phòng COVID-19 cho châu Âu sau khi các cơ quan chức năng Mỹ khuyến cáo vắc xin của hãng này liên quan đến nguy cơ xuất hiện huyết khối sau khi tiêm.
- Liệu có thể thống nhất tiêu chí để đánh giá hay – dở một bài thơ hay không?- Liên bang Nga kỷ niệm đúng 60 năm ngày con người thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ.- Tử tế với môi trường Quảng Ngãi.
Cách nay tròn một tuần, ngay sau lễ tuyên thệ-nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở kế hoạch hành động-điều hành nền kinh tế thời gian tới, trong đó, đặc biệt coi trọng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ. Vấn đề là chúng ta đang ở đâu trong hành trình chuyển đổi số? Đâu là những thuận lợi cần thúc đẩy, khó khăn-rào cản nào cần xóa bỏ hoặc nới lỏng để công cuộc chuyển đổi số thực sự hanh thông như kỳ vọng? Câu chuyện thời sự góp một góc nhìn về nội dung này với sự tham gia của ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc Phụ trách chuyển đổi số, Tập đoàn FPT, đồng thời là thành viên Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam VINASA.
- Chat với ban nhạc Bức Tường.- Công nghệ thực tế ảo hỗ trợ tích cực hoạt động nghệ thuật thời Covid.
- Nghèo hóa do chi phí y tế và những vấn đề đặt ra - Ngâm Kiều toàn truyện
Hiện nay nước ta có gần 91% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Nếu xét về mức độ bao phủ lớn như vậy thì chi phí khám chữa bệnh cho người dân sẽ chủ yếu do Quỹ BHYT chi trả. Thế nhưng thực tế theo thống kê của Bộ Y tế, số tiền người dân phải chi khi khám chữa bệnh vẫn chiếm tới 43% chi phí y tế. Đây là mức chi cao so với nhiều nước trên thế giới, khi tỷ lệ này ở những nước phát triển chỉ là 14%, còn khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới là khoảng 20%. Điều đáng nói là cách đây 10 năm, khi mà độ phủ của BHYT chỉ là 50% thì chi phí y tế người dân là 49%, còn nay khi độ phủ BHYT lên đến 91% thì chi phí y tế của người dân vẫn là 43%, không giảm được bao nhiêu. Nguyên nhân của thực tế này là do đâu?Trao đổi với TS. Bác sĩ Võ Xuân Sơn, chuyên gia y tế, để bàn về nội dung: “Vì sao chi phí y tế của người dân vẫn cao tới 43%?”.
- Vì sao chi phí y tế của người dân vẫn cao tới 43%?- Cảm nhận lối hát Kiều độc đáo trong “Ngâm kiều toàn truyện”.- Gặp gỡ chàng trai Nguyễn Văn Chung - Ông chủ của thương hiệu xà bông Sam Sôn – 1 loại xà bông có chiết xuất từ thảo dược.
Trong tuyên bố mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Pankin cho rằng, các lệnh trừng phạt và chính sách của Mỹ ngày càng khó đoán định hơn đã làm gia tăng những nghi ngại về việc sử dụng đồng đô-la Mỹ. Nhằm giảm thiệt hại và rủi ro, Nga sẽ phải thúc đẩy nhiều giải pháp, đặc biệt là tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại quốc tế. Không chỉ hướng tới giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh, Nga còn kêu gọi cả Trung Quốc cùng “từ bỏ” đồng đô-la để hạn chế tác động từ các biện pháp trừng phạt của Washington. Cũng có nghĩa, câu chuyện tiền tệ đã không dừng ở việc làm ăn hay giao dịch!
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép là nội dung Câu chuyện thời sự được bàn luận trong chương trình.
Hôm nay, Quốc hội họp phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 12 bộ trưởng, trưởng ngành, sau đó, họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.- TAND tỉnh Đắk Nông mở lại phiên sơ thẩm vụ sản xuất, buôn bán xăng giả liên quan đến đối tượng Trịnh Sướng và 38 đồng phạm.- Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Iran để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015.- Châu Âu kết luận vaccine AstraZeneca có thể gây tác dụng phụ đông máu
Đang phát
Live