Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng; Ngày hội công nhân - Chợ Tết Công đoàn năm 2025” kỳ vọng khởi đầu một mùa Xuân thắng lợi với sự chung sức, đoàn kết của các cấp Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; huy động sự tham gia, chung tay của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người sử dụng lao động và toàn xã hội nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397 ha; trong các KCN tập trung, tỉnh đang sử dụng khoảng 310.000 lao động, phần đông là từ các tỉnh, thành trong cả nước. Việc chăm lo Tết cho người lao động là một trong những hoạt động được lãnh đạo tỉnh cũng như Liên đoàn lao động Bắc Ninh đặt trọng tâm trong những tháng cuối năm nay. Ông Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh cùng bàn luận câu chuyện này.
2024 là một năm đầy thách thức với bộ máy công quyền của New Zealand khi chứng kiến đợt cắt giảm lao động lớn với gần 10 nghìn người bị mất việc nhằm thu gọn bộ máy và tập trung vào lĩnh vực tuyến đầu.
Thời gian qua, vùng biên giới Sơn La xuất hiện tình trạng công dân trên địa bàn xuất cảnh để kết hôn với người nước ngoài. Qua trình báo của các gia đình và việc nắm tình hình của cơ quan chức năng, nhiều trường hợp tương đối giống nhau, qua đó khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tránh trở thành nạn nhân của những thủ đoạn, tội phạm vùng biên.
Theo khảo sát năm 2024 của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện tại 5 địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, TP HCM, Long An, tỷ lệ người lao động được hỏi có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/tháng chiếm 15.1%; 9,5% người lao động có thu nhập trên 10 triệu đồng/người/tháng, trong đó 72,2% người lao động phải chi tiêu tằn tiện, tiết kiệm và không đủ trang trải cuộc sống. Trong nhiệm kỳ này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động một loạt chương trình, chiến lược, đề án quan trọng, trong đó có Đề án về hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con do Ban Nữ công thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham mưu và triển khai. Làm thế nào để việc thực thi đề án này hiệu quả? Bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Với tỷ lệ hơn 92%, ngày 27/11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Luật Công đoàn (sửa đổi) có 37 điều, tăng 4 điều so với Luật Công đoàn năm 2012. Theo đánh giá chung, Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới mang tính đột phá, như: mở rộng đối tượng kết nạp đoàn viên; quy định cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; quy định về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn...Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó ban Thường trực Ban soạn thảo Luật Công đoàn phân tích những điểm mới và bàn luận về việc làm sao để Luật Công đoàn sửa đổi thực sự đi vào cuộc sống ngay sau khi có hiệu lực.
Đồng Nai là địa phương phát triển công nghiệp sớm của cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thế mạnh công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đang đối mặt với xu hướng chuyển dịch lao động khi một bộ phận người lao động trở về quê thay vì trụ lại Đồng Nai tìm cơ hội việc làm như trước đây.
Dịp cuối năm, đơn hàng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn cùng nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đang gặp không ít khó khăn.
Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.
Thưa quý vị và các bạn! Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đưa được gần 140.000 lượt lao động đi làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (hay còn gọi là Chương trình EPS). Sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, nhiều lao động đã bằng số vốn tích luỹ được và kiến thức học hỏi từ khả năng ngoại ngữ, cách thức làm việc, kinh doanh cũng như kỹ năng nghề đã khởi nghiệp, lập nghiệp và có những thành công trong sự nghiệp của riêng mình. Nhiều lao động đã khắc phục khó khăn để vượt qua đại dịch Covid-19, vượt qua ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu vững vàng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động tại quê hương, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Hà Nam gặp gỡ những lao động EPS lập nghiệp thành công năm 2024:
Theo báo cáo được Cơ quan Dịch vụ việc làm Crô-a-ti-a (Croatia) công bố ngày 10/11, Crô-a-ti-a đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, trong đó nhu cầu cao nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội.
Đang phát
Live