Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17/06 đã đưa ra tuyên bố tái tranh cử năm 2024 trước các thành viên công đoàn ở thành phố Philadelphia thuộc bang chiến trường Pensylvania.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang căng thẳng trong nhiều vấn đề. Sự kiện đáng chú ý nhất phải kể đến là chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ vào cuối tuần này. Ông Blinken sẽ là quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên đến Trung Quốc trong 5 năm qua và là quan chức Mỹ cao cấp nhất thăm đại lục kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức. Đây là cơ hội để hai bên tìm cách quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ Mỹ - Trung nhằm tránh tính toán sai lầm và xung đột có thể gặp phải. PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Tuấn Đạt tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.
Mỹ đã tham gia vào các cuộc đàm phán không chính thức với Iran nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Theo các quan chức từ Iran, chính quyền của tổng thống Joe Biden đang cố gắng tránh đối đầu quân sự với Iran. Đó là lý do tại sao Mỹ tìm kiếm một thỏa thuận không chính thức để ngăn chặn leo thang hơn nữa. Các cuộc đàm phán gián tiếp đã diễn ra ở Oman và một thỏa thuận mới giữa Washington và Tehran có thể “sắp xảy ra”.
Mỹ đang có những bước đi cần thiết để tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau hơn 5 năm vắng bóng. Đây là một trong những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó củng cố vị thế cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc. Đơn xin gia nhập của Mỹ sẽ được quyết định trong một cuộc bỏ phiếu giữa các quốc gia thành viên của UNESCO vào tháng 7 tới. Từng là nhà tài trợ lớn nhất của tổ chức UNESCO, quyết định gia nhập trở lại của Mỹ được kỳ vọng sẽ mang lại đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng quốc tế về giáo dục, văn hóa và khoa học. Vậy đằng sau đề nghị tái gia nhập UNESCO của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden là gì và Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào khi quay trở lại tổ chức này?
Sáng nay, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mỹ phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khai mạc Ngày hội Hiến máu thường niên lần thứ 9 của Đại sứ Quán với chủ đề “Hiến máu và giữ thế giới cùng nhịp đập”.
Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Rishi Sunak trên cương vị Thủ tướng Anh. Sau những sóng gió trong quan hệ song phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế - thương mại “hậu Brexit”, chuyến công du lần này là cơ hội để hai bên hâm nóng quan hệ và thể hiện tình đoàn kết trước các thách thức mới. “Tuyên bố Đại Tây Dương” mà hai nhà lãnh đạo đạt được trong khuôn khổ chuyến thăm phần nào đã cho thấy quyết tâm của Mỹ và Anh. Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này đã đủ xứng tầm với mối quan hệ đồng minh lâu năm truyền thống?
Tổng thống Iran Ibrahim Raisi đang có chuyến thăm Mỹ Latinh bắt đầu từ hôm qua, với 3 điểm dừng chân là Vênzuela, Nicaragoa và Cuba. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Raisi tới Mỹ Latinh kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 8/2021. Động thái ngoại giao này của Iran đã phát đi thông điệp gì, trong bối cảnh ba quốc gia Mỹ Latinh đều có điểm chung với Iran là đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ? PV Ngọc Thạch, thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình các nước Trung Đông - Châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Phản ứng trước việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật hủy bỏ tư cách “Quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc - động thái được cho là sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai cường quốc, Bắc Kinh gọi đây là “lá bài” nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dược, mỹ phẩm giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng, không đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng, diễn biến phức tạp. Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành đối với mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời hành giả, nhái trên địa bàn.
Bắt đầu từ hôm nay (7/6), Thủ tướng Anh Rishi Sunak có chuyến thăm Mỹ trong 2 ngày. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Rishi Sunak trên cương vị Thủ tướng Anh, dù trước đó hai nhà lãnh đạo Anh - Mỹ đã có 4 lần gặp gỡ tại nhiều sự kiện quốc tế lớn - mới nhất là Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Sau một số dấu hiệu trục trặc trong quan hệ song phương liên quan đến lĩnh vực kinh tế - thương mại, chuyến công du lần này là cơ hội để Thủ tướng Rishi Sunak bày tỏ quyết tâm thúc đẩy mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đồng thời, hai bên có thể gợi mở những xung lực mới để mối quan hệ đồng minh Mỹ-Anh ngày càng gắn kết.
Đang phát
Live