Việt Nam cần nhiều kỹ sư công nghệ số để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia. Đại học số và đào tạo lại - là lời giải cho vấn đề. Đây là thông điệp mạnh mẽ được gửi đi từ buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các Bộ trưởng liên quan mới đây. Trước đó, đề án triển khai thí điểm mô hình Đại học số do Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng cũng nhận được sự quan tâm, ủng hộ, cho thấy, Việt Nam đang ở “giai đoạn vàng” thúc đẩy đại học số, phục vụ phát triển. Đâu là những điều cần lưu ý để hiện thực hoá mục tiêu này hiệu quả? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT
Mở lối phát triển Đại học số - những điều kiện cần để hiện thực hoá hiệu quả.- Trường học kỹ năng tại Pakistan – mở ra cơ hội mới cho những phụ nữ Afghanistan
Tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an cho biết, tình trạng mua bán thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử diễn ra công khai trên mạng internet và mạng xã hội. “Nhiều học sinh, phụ huynh tìm mọi thủ đoạn gian lận để đỗ đại học”.
Phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây. Khởi nghiệp để không chỉ tạo được công việc cho bản thân mình, mà còn góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế đất nước. Nhiều người khởi nghiệp thành công, nhưng cũng có rất nhiều người đã không thể tiếp tục con đường, ước mơ của mình. Bên cạnh những yếu tố khách quan, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là bởi chính chất lượng, tính khả thi của các dự án, ý tưởng khởi nghiệp và hành động chưa phù hợp. Vậy, cơ hội và thách thức nào đang đặt ra trong hoạt động khởi nghiệp? Người trẻ cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp? Cùng bàn luận chủ đề này là Tiến sỹ Đào Cẩm Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế, Giảng viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
“Việt Nam cần nhiều kỹ sư công nghệ số để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia. Đại học số và đào tạo lại - là lời giải cho vấn đề. Đây là thông điệp mạnh mẽ được gửi đi từ buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các Bộ trưởng liên quan cách đây ít ngày. Trước đó, đề án triển khai thí điểm mô hình Đại học số do Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng cũng nhận được sự quan tâm, ủng hộ, cho thấy, Việt Nam đang ở “giai đoạn vàng” thúc đẩy đại học số, phục vụ phát triển. Đâu là những điều cần lưu ý để hiện thực hoá mục tiêu này hiệu quả? GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới… Mặc dù chất lượng giáo dục đại học của nước ta đã tăng khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa được như kỳ vọng, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 Mục tiêu của Đề án là: Đến năm 2025, 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng phần mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
Kết thúc xét tuyển đại học đợt 1, nhiều trường đại học đã tuyển đủ chỉ tiêu, nhưng không ít trường còn thiếu đã thông báo xét tuyển bổ sung với khoảng 20 nghìn chỉ tiêu. Có gần 118 nghìn thí sinh đã trúng tuyển đại học đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học.
Từ ngày 22/8, các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2023. Thống kê ban đầu cho thấy, điểm chuẩn ở khối ngành Xã hội có xu hướng giảm nhẹ, đặc biệt 1 số ngành “hot” cũng đã không còn tình trạng điểm chuẩn ở mức 30 điểm. Việc công bố điểm của các trường chậm 2 ngày so với dự kiến, nguyên nhân là do các trường dành thời gian cho công tác lọc ảo. Đây cũng là một trong những điểm mới trong công tác tuyển sinh năm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Pe-ni Oong nhân dịp thăm chính thức Việt Nam- Dịp này, Australia thông báo khoản hỗ trợ mới dành cho Việt Nam trị giá hơn 94 triệu đô la Australia để ứng phó với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long- Chính phủ Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn. Mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25 - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lý giải nguyên nhân hai thí sinh thủ khoa tổ hợp A00 không trúng tuyển nguyện vọng 1- Liên minh châu Phi (AU) đình chỉ tư cách thành viên của Nigiê sau vụ đảo chính quân sự, đồng thời khuyến cáo các nước thành viên tránh mọi hành động dẫn tới việc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Nigiê- Từ năm 2025, Thủ đô Paris (Pháp) cấm kinh doanh dịch vụ cho trẻ em cưỡi ngựa con trong các công viên công cộng
Hôm nay, kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Lễ kỷ niệm ngày sinh bác Tôn được tổ chức tối qua tại An Giang. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự.- Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” được khởi động tại khu vực Tây Nguyên– một hành trình truyền đi thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ.- Tối nay, tại Nhà hát lớn-Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao-Tác giả của Quốc ca – cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.- Một phái đoàn của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi đã tới Niger để đàm phán với các sĩ quan quân đội nắm quyền ở nước này sau đảo chính.- Bình luận: Kỷ nguyên mới trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn.
Đang phát
Live