Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về việc: “Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, trong đó có Hà Nội. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã có giải pháp, nhưng vấn đề là cần được giám sát như thế nào.
Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syri cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syri vào thời điểm này. Trong trường hợp công dân đang ở Syri cần khẩn trương sơ tán người và tài sản đến nước thứ ba hoặc trở về Việt Nam.- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Giáo sư Yafang Cheng, chuyên gia về ô nhiễm không khí nội dung: “Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Bắc Kinh trong giải quyết ô nhiễm không khí”.- Thái Lan chính thức khởi động SEA Games 33 và ASEAN Para Games lần thứ 13 với chủ đề thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh, bền vững.- Trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ, Tiktok tuyên bố kháng cáo lên tòa án tối cao liên bang.
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sáng nay (5/12), tại Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới”. Tại toạ đàm, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực đều chung nhận định, ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều khu vực, trong đó hoạt động giao thông vận tải là nguồn chính gây khói mù đô thị và suy thoái môi trường. Quá trình chuyển đổi hướng tới giao thông xanh như việc sử dụng xe điện (EV) đang cho thấy những cơ hội và thách thức đối với nỗ lực cải thiện chất lượng không khí ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc Hội và UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”. Tại hội nghị, các nhà quản lý, chuyên gia môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. Ô nhiễm không khí cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh:
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang là một trong các vấn đề nóng về môi trường. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi, nhất là ô nhiễm bụi ở các đô thị lớn, một số khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản và tại một số làng nghề. Ô nhiễm không khí đã và đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, nhất là người dân sống tại các đô thị lớn trên cả nước. Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir, Việt Nam đứng thứ 5/9 quốc gia và xếp thứ 36/117 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Thống kê của IQAir cũng chỉ ra, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo. Trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, người dân cần phải có những biện pháp gì để phòng tránh?
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất vào sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải, xe máy, nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí hạn chế xe máy. Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội có chủ trương này. Hà Nội cũng không phải là tỉnh/thành phố đầu tiên đặt mục tiêu kiểm soát khí thải, xe máy, góp phần bảo vệ môi trường. Việc xác định khối lượng khí thải căn cứ trên số liệu quan trắc là đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp, phát huy vai trò của người dân trong giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp phí của tổ chức xả thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, người dân có thể phát hiện, phản ánh đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những sai phạm, tiêu cực; xử lý kịp thời những phát sinh liên quan đến đời sống của người dân nơi diễn ra hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường không khí. vậy thì vì sao tới nay, những mục tiêu, mục đích đề ra chưa được triển khai hoặc triển khai chưa như kỳ vọng? và làm thế nào để việc kiểm soát khí thải, xe máy thực sự là khả thi giúp bảo vệ môi trường sống và liệu rằng là phí chồng phí thì có là vấn đề nan giải nhất trong câu chuyện này? Chúng ta hãy cùng trao đổi bàn luận trong dòng chảy sự kiện hôm nay với sự tham gia của khách mời là TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Không khí tại thành phố Hà Nội và 1 số địa phương đang trên đà suy thoái, thậm chí 1 số thời điểm tại Hà Nội, các chỉ số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đây là những cảnh báo của các chuyên gia môi trường về tình trạng ô nhiễm không khí tại nước ta trong những năm gần đây. Thậm chí với các trạm quan trắc ô nhiễm không khí, trong đó chỉ có ít trạm hoạt động được nhiều chuyên gia cho rằng, mức độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang tuột khỏi tầm kiểm soát.
Đang phát
Live