Nhìn lại tình hình thực hiện cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới. Khách mời: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Di dời cơ sở ô nhiễm môi trường: Doanh nghiệp lo lắng về thủ tục, giá đất.- Ngoại giao “đồng minh giá trị” của Hàn Quốc nhìn từ chuyến thăm Anh, Pháp của Tổng thống Yoon Suk-yeol.-Thương mại điện tử nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong trong nền kinh tế số - Tín hiệu từ các mùa Online Friday. -Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm cửa hàng kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử.
Hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có gần 2.000 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến hải sản, mộc, cơ khí, sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ dầu khí, thu mua phế liệu, sản xuất nước đá… Hầu hết các cơ sở này đều có nhà xưởng trong khu dân cư, quá trình hoạt động, tiếng ồn, bụi, nước thải, khí thải….ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang có kế hoạch di dời các cơ sở này vào khu sản xuất tập trung theo quy hoạch của địa phương. Nhiều chủ cơ sở, doanh nghiệp hiểu được chuyện di dời là tất yếu nhưng vẫn còn băn khoăn, lo lắng bởi các thủ tục và giá thuê đất.
- Thái Nguyên: Mỏ khoáng sản dừng hoạt động - Tiềm ẩn nguy hiểm đến cuộc sống người dân - Hồ Titicaca- hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ cạn trơ đáy vì hạn hán
Nhờ sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương cùng nỗ lực của ngành tài nguyên và Môi trường, các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cơ bản được kiểm soát. Đến nay, toàn tỉnh không phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường từ địa bàn dân cư cũng như từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm.
Câu chuyện dự án xây khu đô thị lấn biển Hạ Long, quây núi thành 'hòn non bộ' ở vùng đệm vịnh Hạ Long đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi về các qui định pháp lí, về trách nhiệm giám sát, quản lý của chính quyền địa phương và các bộ ngành. Cùng với đó là vấn đề bức thiết, làm sao để hài hòa việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ di sản và môi trường. Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Giáo sư, Tiến sỹ Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề được công nhận. Sự phát triển của làng nghề đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, đa phần các làng nghề vẫn đang hoạt động theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ, trang thiết bị thô sơ. Chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Giải pháp căn cơ nào để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm, giúp cho các làng nghề phát triển một cách bền vững là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở cảng cá Quy Nhơn nhưng nhiều năm qua, Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Bình Định vẫn chưa khắc phục được các tồn tại như thu gom nước thải phát sinh và rác thải ở cảng này. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường ở cảng cá này.
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024). Ngay khi nhận được kế hoạch, các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai và phát động người dân cùng hưởng ứng với nhiều hình thức. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực về vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị, chung tay giữ gìn bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong mỗi người.
Đang phát
Live