Bộ trưởng Bộ LĐ TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhiều vấn đề -Hội thảo khoa học “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ CM lâm thời CHMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”-Lần đầu tiên tại nước ta sẽ diễn ra Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới với chủ đề “Tinh hoa Châu Á, Bứt phá toàn cầu”, nhằm kết nối các nhà nhập khẩu trực tuyến hàng đầu thế giới để thúc đẩy xuất khẩu.-Cả Nga và Mỹ đều phát đi tín hiệu tích cực về nối lại hoạt động của hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược.-Ngăn chặn khủng hoảng thừa, UB châu Âu quyết định gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ucrai-na cho tới tháng 9 năm nay.
Vấn đề kiểm soát vũ khí lại được hâm nóng trở lại sau những tín hiệu tích cực được phát đi từ Nga và Mỹ. Động thái của các bên được đưa ra 4 tháng sau khi Nga tuyên bố đình chỉ tham gia Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Thời gian gần đây, Ấn Độ là một trong số những “điểm đến” cho các cơ hội hợp tác quốc phòng của nhiều nước trên thế giới. Chuyến thăm Ấn Độ gần như đồng thời của Bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ và Đức từ ngày 4/6 đến nay là một minh chứng cho điều đó. Ngoài việc củng cố quan hệ quốc phòng song phương, cả Mỹ và Đức đều tìm kiếm cơ hội ở quốc gia Nam Á, nơi đang tập trung mạnh cho các hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị quốc phòng. Vậy Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội nào từ việc hợp tác rộng rãi hơn với các quốc gia có nền quân sự mạnh và tiên tiến?
Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ có chuyến thăm chính thức tới thủ đô Washington, Mỹ trong 2 ngày 7-8/6 tới. Chuyến thăm được xem là cơ hội để hai bên có thể thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận thương mại tự do song phương, qua đó gắn kết hơn nữa mối quan hệ đồng minh Anh – Mỹ.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 vừa khép lại tại Singapore hôm qua( 4/6) với một loạt các nội dung thảo luận nóng. Đúng như dự đoán của giới phân tích, đã không có một cuộc gặp song phương Mỹ-Trung như kỳ vọng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều bộc lộ những tham vọng mới của mình nhằm tranh giành ảnh hưởng tại khu vực. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc liên tục chỉ trích nhau thông qua các bài phát biểu tại Đối thoại ShangriLa cho thấy đối đầu Mỹ-Trung dường như càng ngày càng tăng nhiệt. Giới phân tích lo ngại hai bên có thể “chạm các lằn ranh đỏ” lẫn nhau có thể khiến cho việc quản trị rủi ro và xung đột không còn hiệu quả. Phóng viên Phương Anh, người vừa có mặt tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 phân tích nội dung này.
Trò chuyện với diễn viên Anh Vũ, người luôn đem đến cho khán giả ấn tượng tốt về nhân vật, ngay cả khi không đảm nhận vai chính.-Cắt tóc miễn phí cho trẻ tự kỷ tại Mỹ-Những sự kiện VH-XH trong nước nổi bật
Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém.- Hành trình trở thành quán quân Thần tượng âm nhạc Mỹ 2023 của chàng trai 18 tuổi Iam Tongi.- Chị Phạm Thúy Loan - Nữ điều dưỡng tận tâm với người bệnh.
Với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, dự luật về trần nợ công vừa được Hạ viện Mỹ thông qua. Dự luật đang chờ Thượng viện Mỹ bỏ phiếu, trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký thành luật trước ngày 5/6, nhằm giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ. Dư luận Mỹ ngay lập tức phản ứng tích cực trước “khởi đầu thuận lợi” này.
Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Đây là sự đáp trả mạnh mẽ và trực diện từ phía Trung Quốc – khác hẳn so với những phản ứng trước đây và được nhận định là bước leo thang lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới về khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Điều gì tác động đến sự thay đổi trong cách phản ứng của Trung Quốc? Cuộc chiến “con chip” Mỹ - Trung sẽ đi tới đâu?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến thương mại vào tỉnh Hà Tĩnh.- Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài trong 5 tháng qua đạt gần 11 tỷ USD.- Sau nhiều lần đàm phán căng thẳng, Mỹ đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc để tránh vỡ nợ vào đầu tháng tới.- Các bộ trưởng của Mỹ, Nhật Bản và 12 quốc gia tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhất trí tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng các mặt hàng quan trọng, để ứng phó kịp thời hơn với các trường hợp khẩn cấp.
Đang phát
Live