Tại Trung Quốc, một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, bạo lực học đường đang thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Một chiến dịch chống bắt nạt học đường trên quy mô toàn quốc sẽ được triển khai ở nước này. Chiến dịch này dự kiến được triển khai ra sao, với những biện pháp gì?
Bạo lực khi tham gia giao thông giờ đây không phải câu chuyện mới trên đường phố. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, từ người điều khiển phương tiện cơ giới tới thô sơ, người già, người trẻ, từ xô xát nhẹ, tới những va chạm mạnh, thậm chí xảy ra án mạng. Thay vì bình tĩnh xử lý khi xảy ra va chạm thì không ít người tham gia giao thông lại thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vụ việc xảy ra tại đường Vành đai 2, TP Hà Nội vừa qua là một tình huống như vậy. Mặc dù 2 đối tượng này đã bị cơ quan công an xử lý, nhưng vụ việc tiếp tục cho thấy hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, bạo lực, côn đồ đang có chiều hướng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nhiều đối tượng sau khi vi phạm an toàn giao thông còn tấn công người thi hành công vụ. Mới đây nhất, đêm ngày 3/3, bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng kịch khung, sau khi xin lực lượng làm nhiệm vụ không thành, 2 đối tượng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tấn công tổ công tác Cảnh sát giao thông. Thực tế vừa nêu cho thấy các đối tượng thể hiện rõ sự manh động, có tính chất côn đồ, coi thường tính mạng người khác và coi thường pháp luật, vì vậy đòi hỏi phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe các đối tượng vi phạm, bảo vệ sự thượng tôn của pháp luật. Luật sư Huỳnh Phương Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.
Nhân ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với nữ giới 25/11, hưởng ứng tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, Tập đoàn TH, Viện phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng, Quỹ Vì tầm vóc Việt phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức hội thảo “Tô cam cùng TH” với chủ đề “Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Hưởng ứng Chiến dịch UNiTE (Đoàn kết) của Liên hợp quốc, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) đồng hành cùng Tập đoàn TH, BAC A BANK và Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai chiến dịch “Tô cam 2023 – Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.
Sáng nay, tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “Cùng chung tay, Cùng thay đổi”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023. Tới dự có Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc.
Tối 18/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
“Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam và thường bị giấu kín với 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực”. Số liệu trên được nêu ra tại chương trình “Bữa sáng Ruy băng trắng” với chủ đề “Vai trò của truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực giới” diễn ra sáng 17/11 tại TP.HCM.
Nhiều phụ nữ ở Đà Nẵng là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình. Đây là thông tin được nêu ra tại Lễ phát động "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023" do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (14/11).
Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?
Chính phủ Pháp hôm qua đã công bố “Chương trình chống nạn bạo lực học đường” đang ngày càng trở nên nhức nhối tại Pháp khi gần 1 triệu học sinh trung học tại Pháp đã trở thành nạn nhân trong 3 năm vừa qua, thậm chí nhiều học sinh đã tìm đến cái chết sau khi bị bạn bè bắt nạn trong thời gian dài.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live