VOV1 - “Âm vang Trường Sa” - bài hát văn như một lời tri ân, một bản giao hưởng của niềm tin và khát vọng, là tiếng chuông đồng vang lên giữa trùng khơi mênh mông, nhắc nhở mỗi chúng ta về một Trường Sa kiêu hãnh, kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió.
VOV1 - “Âm vang Trường Sa” - bài hát văn như một lời tri ân, một bản giao hưởng của niềm tin và khát vọng, là tiếng chuông đồng vang lên giữa trùng khơi mênh mông, nhắc nhở mỗi chúng ta về một Trường Sa kiêu hãnh, kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió.
Tâm sự của những người lính thời bình
- Tàu CSB 9004 – điểm tựa cho bà con ngoài khơi xa.- Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân: Phòng chống dịch tốt để huấn luyện giỏi.- Xã biên giới Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, vươn lên từ vùng đất khó.
Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Định, vùng 5 Hải quân, phòng Chính trị có lẽ không ai là không biết, bởi anh là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên, một điển hình tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân” của đơn vị trong những năm qua.
- Sinh nhật đồng đội - Nét văn hóa ở Lữ đoàn 131 Hải quân.- Tình yêu người lính đảo.- Hải đội 135 - Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng.
Các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng lại đang căng mình trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19. Trên các tuyến biên giới, đường mòn, lối mở, các anh luôn duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực phòng, chống dịch. 100% quân số các đơn vị thường xuyên bám địa bàn, chống dịch trong giai đoạn mới.
Trở về từ chiến trường, mang trên mình vết tích của chiến tranh, trong câu chuyện của những người cựu chiến binh cuộc chiến như mới chỉ vừa hôm qua. Mời các chiến sĩ và các bạn cùng lắng nghe câu chuyện của cựu chiến binh Trần Thanh Triều- người đã từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc ở Vị Xuyên-Hà Giang năm 1984 để cùng cảm nhận sự gian khổ, hi sinh của những người lính để giành lại từng tấc đất biên cương.
Ai có thể đếm được mỗi ngày cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng hành quân bao nhiêu lượt trên dọc dài biên cương Tổ quốc. Ai có thể hiểu được sâu thẳm tâm tư của người chiến sĩ khi mật phục đánh bắt tội phạm hoặc canh gác nơi biên cương, hải đảo, trong lúc ở quê nhà xa xôi con thơ đang lên cơn sốt, rồi bố mẹ già đau yếu liên miên... Thế nhưng, họ vẫn quyết tâm vượt qua, và tất cả đều hướng đến mục tiêu cao nhất: Giữ vững độc lập chủ quyền và sự bình yên của Tổ quốc. Có lẽ những hy sinh, cống hiến vì Tổ quốc, vì nhân dân của những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam khó có thể nói hết, viết hết. Cùng lắng nghe chia sẻ của Trung úy Nguyễn Viết Tưởng, người có thâm niên 17 năm công tác ở Trường Sa phần nào nói lên những hy sinh thầm lặng của những người lính và gia đình họ vì mục tiêu cao đẹp của những chiến sỹ Bộ đội Cụ Hồ.
- Những người lính nhà giàn DK1 vững vàng nơi đầu sóng.- Lữ đoàn 162 Vùng 4 Hải quân: Sáng tạo với câu lạc bộ “con tàu ngoại ngữ”.
Sống ở nơi xa xôi cách trở với đất liền, ngoài mưu sinh bằng nghề biển, người dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM, hầu như không có điều kiện học tập thêm ngành nghề khác để cải thiện đời sống. Thấu hiểu những vất vả của bà con, nhiều năm qua, cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Thạnh An (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TPHCM) tổ chức và duy trì đều đặn các lớp dạy nghề cho dân nghèo tại đây. Sự tận tình của những người thầy mang quân hàm xanh đã giúp bà con trên đảo có thêm sinh kế ổn định cuộc sống. Vinh Quang, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài giới thiệu về lớp học này.
Trường Sa - Biển Đông nơi đầu sóng ngọn gió, những người chiến sĩ ngày đêm phải đối mặt với bao gian khó hiểm nguy, đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết, đối mặt với những trở ngại khi sinh sống và làm việc trong điều kiện biệt lập, cách trở nơi đảo xa. Nhưng cũng chính nơi ấy, những người lính với lòng quyết tâm và tinh thần đoàn kết luôn vượt lên gian khó để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. Cùng lắng nghe và chia sẻ của thượng tá Bùi Thanh Tùng, Chính trị viên Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân.