Từ đầu năm đến nay ghi nhận nhiều sự cố thiên tai cực đoan, tai nạn xảy ra bất thường. Trong 6 tháng đầu nă, cả nước đã xảy ra hơn 3.000 sự cố thiên tai, tai nạn, làm chết 389 người, 144 người mất tích; 450 phương tiện bị chìm, cháy và hỏng; hơn 800 nhà, xưởng và hơn 1400 ha rừng bị cháy; hơn 3.400 ngôi nhà bị sập, hỏng và tốc mái; hơn 92.000 ha lúa, hoa màu bị hư hại và hơn 23.000 con gia súc, gia cầm bị chết. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã triển khai nhiều đợt ra quân cùng chính quyền địa phương hỗ trợ nhân dân ứng phó thiên tai, bão lũ.
Trong cơn bão số 3 vừa qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn đảm bảo trực 100% quân số để sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra. Tuy nhiên, lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm về phòng thủ dân sự sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp chưa được kiện toàn đã gây ra một số khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Công văn số 65 về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19 ngày 19/06/2025 về việc tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiên tai trước mùa mưa bão 2025. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu ban hành các văn bản, công điện chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất.
Trung tướng Thái Đại Ngọc - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm, thiên tai, mưa bão sẽ diễn biến phức tạp, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất tại các địa phương có thể xảy với cường độ lớn. Vì vậy, các lực lượng phải nâng cao tư tưởng chính trị, thực hiện nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức ứng trực, xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ. Tổ chức duy trì ứng trực nghiêm túc, tham mưu và phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến sự cố, thiên tai, thảm họa đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động ứng phó.
Chương trình có một số nội dung đáng chú ý khác:
- Kiến thức đảm bảo an toàn khi vươn khơi trong mùa mưa bão
- Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nuôi biển
Bình luận