Giải pháp nào để nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030? (02/02/2023)

Ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Nghị quyết là định hướng, là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. - Một trong những quan điểm của Nghị quyết là: kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình Dòng chảy kinh tế sẽ dành toàn bộ thời lượng để phân tích, làm rõ một số vấn đề về phát triển công nghiệp cũng như những ý kiến của các chuyên gia để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với những nội dung: - Giải pháp nào để nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030?; - Sản xuất công nghiệp 2023: Chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro.

Giải pháp nào để nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030? (02/02/2023)

Ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Nghị quyết là định hướng, là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. - Một trong những quan điểm của Nghị quyết là: kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình Dòng chảy kinh tế sẽ dành toàn bộ thời lượng để phân tích, làm rõ một số vấn đề về phát triển công nghiệp cũng như những ý kiến của các chuyên gia để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với những nội dung: - Giải pháp nào để nâng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030?; - Sản xuất công nghiệp 2023: Chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - tăng năng lực cạnh tranh quốc gia (31/01/2023)

Nhiều năm qua, trong Nghị quyết của Trung ương và trên thực tế, Đảng, Nhà nước luôn xác định doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế. Nếu như tế bào khỏe mạnh, phát triển thì cơ thể của toàn nền kinh tế khỏe mạnh. Nếu doanh nghiệp bứt phá thì nền kinh tế bứt phá. Khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt thì tài nguyên “đổi mới sáng tạo” phải là động lực để phát triển. Đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa thành công, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó, mà Việt Nam không phải ngoại lệ. Một mùa xuân mới đã đến - Xuân của đổi mới sáng tạo mạnh mẽ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững. Chính phủ cũng xác định rõ mục tiêu của đổi mới sáng tạo phải góp phần thực hiện đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra. Khách mời sẽ cùng bàn luận vấn đề này là Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp - Giám đốc điều hành Công ty TNHH SQV International(Singapo), ông cũng là tác giả của Cuốn sách Khởi đầu của kỷ nguyên số hoá.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - tăng năng lực cạnh tranh quốc gia (31/01/2023)

Nhiều năm qua, trong Nghị quyết của Trung ương và trên thực tế, Đảng, Nhà nước luôn xác định doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế. Nếu như tế bào khỏe mạnh, phát triển thì cơ thể của toàn nền kinh tế khỏe mạnh. Nếu doanh nghiệp bứt phá thì nền kinh tế bứt phá. Khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt thì tài nguyên “đổi mới sáng tạo” phải là động lực để phát triển. Đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa thành công, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó, mà Việt Nam không phải ngoại lệ. Một mùa xuân mới đã đến - Xuân của đổi mới sáng tạo mạnh mẽ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững. Chính phủ cũng xác định rõ mục tiêu của đổi mới sáng tạo phải góp phần thực hiện đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra. Khách mời sẽ cùng bàn luận vấn đề này là Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hiệp - Giám đốc điều hành Công ty TNHH SQV International(Singapo), ông cũng là tác giả của Cuốn sách Khởi đầu của kỷ nguyên số hoá.

Động lực cho phát triển 2023 (30/01/2023)

2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.

Động lực cho phát triển 2023 (30/01/2023)

2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.

Dòng chảy kinh tế 30 Tết Quý Mão với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt” (21/01/2023)

Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.

Dòng chảy kinh tế 30 Tết Quý Mão với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt” (21/01/2023)

Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.