Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Phòng chống dịch Covid-19: Địa phương siết chặt quản lý gây khó cho người dân (8/2/2021)

Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 quay trở lại nước ta đã có những kịch bản khó lường về tốc độ lây nhiễm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các địa phương đã nỗ lực hết mình trong công tác khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, do việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch, nhiều tỉnh đã làm chưa thật chuẩn, với tâm lý, “sợ nên làm quá, siết chặt” để người dân không dám về quê. Hay việc cung cấp thông tin chi tiết của các bệnh nhân F0 cũng đã nẩy sinh những bất cập khác.- Có thể khẳng định rằng, việc tuân thủ theo pháp luật để thực hiện hiệu quả những quy định về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là việc làm vô cùng cần thiết, để người dân thực hiện đúng theo pháp luật. Thế nhưng, vì lo siết chặt công tác quản lý mà gây khó cho người dân, thậm chí sai với quy định của pháp luật là điều cần phải điều chỉnh. Vì thế cần có sự hiểu đúng và áp dụng đúng pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, để tránh ban hành những quy định hay những việc làm gây sốc cho xã hội. Xung quanh nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi cùng vị khách mời là Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh.

Phòng chống dịch Covid-19: Địa phương siết chặt quản lý gây khó cho người dân (8/2/2021)

Làn sóng Covid-19 lần thứ 3 quay trở lại nước ta đã có những kịch bản khó lường về tốc độ lây nhiễm. Với tinh thần trách nhiệm cao, các địa phương đã nỗ lực hết mình trong công tác khoanh vùng, dập dịch. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, do việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch, nhiều tỉnh đã làm chưa thật chuẩn, với tâm lý, “sợ nên làm quá, siết chặt” để người dân không dám về quê. Hay việc cung cấp thông tin chi tiết của các bệnh nhân F0 cũng đã nẩy sinh những bất cập khác.- Có thể khẳng định rằng, việc tuân thủ theo pháp luật để thực hiện hiệu quả những quy định về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là việc làm vô cùng cần thiết, để người dân thực hiện đúng theo pháp luật. Thế nhưng, vì lo siết chặt công tác quản lý mà gây khó cho người dân, thậm chí sai với quy định của pháp luật là điều cần phải điều chỉnh. Vì thế cần có sự hiểu đúng và áp dụng đúng pháp luật về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, để tránh ban hành những quy định hay những việc làm gây sốc cho xã hội. Xung quanh nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi cùng vị khách mời là Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh.