Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? (21/6/2021)

Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?

Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? (21/6/2021)

Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?

Chuyến bay giải cứu đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội (17/06/2021)

Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng COVID 19 với tổng số ca mắc lên tới gần 30 triệu, nhiều thứ 2 thế giới. Giữa “cơn bão” của đại dịch, cộng đồng người Việt tại đây với tinh thần đùm bọc, cùng với sự hỗ trợ của người dân trong nước, đã từng bước vượt qua khó khăn. Đã có những chuyến bay giải cứu, giúp hàng nghìn công dân VN từ Ấn Độ trở về nước an toàn. Và mới đây, chuyến bay đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ cũng vừa đáp xuống Hà Nội. Chuyến bay này đã bị trì hoãn suốt nhiều tháng qua bởi tình hình dịch COVID 19 phức tạp ở cả Ấn Độ và nước nhà. Có thể nói, đây là chuyến bay vô cùng gian nan, cất cánh từ sân bay Indra Gandhi, New Delhi đêm 14/6 với kế hoạch ban đầu sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Nhưng sau khi bay được 2 giờ đồng hồ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Kolkata (Ấn Độ) vì kế hoạch thay đổi phút chót. Rồi sau đó, với nỗ lực của rất nhiều cơ quan chức năng, bộ ngành giữa 2 nước, 180 người con đất Việt đã được tiếp tục hành trình trở về quê hương và cách ly tại Thạch Thất, Hà Nội.

Chuyến bay giải cứu đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội (17/06/2021)

Ấn Độ vẫn đang là điểm nóng COVID 19 với tổng số ca mắc lên tới gần 30 triệu, nhiều thứ 2 thế giới. Giữa “cơn bão” của đại dịch, cộng đồng người Việt tại đây với tinh thần đùm bọc, cùng với sự hỗ trợ của người dân trong nước, đã từng bước vượt qua khó khăn. Đã có những chuyến bay giải cứu, giúp hàng nghìn công dân VN từ Ấn Độ trở về nước an toàn. Và mới đây, chuyến bay đưa 180 công dân Việt Nam từ Ấn Độ cũng vừa đáp xuống Hà Nội. Chuyến bay này đã bị trì hoãn suốt nhiều tháng qua bởi tình hình dịch COVID 19 phức tạp ở cả Ấn Độ và nước nhà. Có thể nói, đây là chuyến bay vô cùng gian nan, cất cánh từ sân bay Indra Gandhi, New Delhi đêm 14/6 với kế hoạch ban đầu sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM). Nhưng sau khi bay được 2 giờ đồng hồ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống Kolkata (Ấn Độ) vì kế hoạch thay đổi phút chót. Rồi sau đó, với nỗ lực của rất nhiều cơ quan chức năng, bộ ngành giữa 2 nước, 180 người con đất Việt đã được tiếp tục hành trình trở về quê hương và cách ly tại Thạch Thất, Hà Nội.

Giá SGK mới tăng “sốc”: Cần công khai, minh bạch (14/6/2021)

Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.

Giá SGK mới tăng “sốc”: Cần công khai, minh bạch (14/6/2021)

Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.