Thuốc lá điện tử núp bóng sữa, mỹ phẩm, xử lý thế nào? (07/7/2024)

Thuốc lá điện tử núp bóng sữa, mỹ phẩm, xử lý thế nào? (07/7/2024)

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên ở nước ta ngày càng gia tăng, năm sau tăng gấp đôi năm trước. Mỗi năm cả nước xảy ra hơn 1.200 ca ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là vấn đề đáng lo ngại. Trước thực tế thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây hại sức khỏe người sử dụng, Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ các biện pháp ngăn chặn.

Làm tốt quy hoạch, TP.HCM sẽ tăng trưởng 2 con số (07/7/2024)

Làm tốt quy hoạch, TP.HCM sẽ tăng trưởng 2 con số (07/7/2024)

Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở để rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch khác, là định hướng để Thành phố chỉ đạo quản lý, điều hành quá trình phát triển Thành phố, là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn cho Thành phố. Theo các chuyên gia, quy hoạch lần này sẽ là tiền đề quan trọng để TP.HCM đáp ứng được kỳ vọng trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại khoa học hàng đầu khu vực, là đầu tàu của kinh tế cả nước…

Đờn ca tài tử ở Bà Rịa – Vũng Tàu có bị mai một? (07/7/2024)

Đờn ca tài tử ở Bà Rịa – Vũng Tàu có bị mai một? (07/7/2024)

Loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đang được các địa phương gìn giữ và bảo tồn. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, nhiều nghệ nhân các câu lạc bộ đờn ca tài tử trên địa bàn đang lo lắng bộ môn này sẽ mai một do thiếu vắng đội ngũ kế thừa. Những người đam mê đờn ca tài tử mong muốn chính quyền, cơ quan văn hoá có kế hoạch bảo tồn, truyền lại cho thế hệ trẻ niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam bộ.

Thực thi trách nhiệm sản xuất EPR: Cơ hội và thách thức (6/7/2024)

Thực thi trách nhiệm sản xuất EPR: Cơ hội và thách thức (6/7/2024)

Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ hiệu quả trong quản lý rác thải. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ này và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở nước ta. Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức bởi các quy định, quy trình mới luôn cần thời gian để triển khai và thực thi một cách thông suốt và hiệu quả.

Có thể xuất hiện sự lúng túng trong thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (6/7/2024)

Có thể xuất hiện sự lúng túng trong thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (6/7/2024)

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 diễn ra chiều ngày 6/7, đại diện Bộ Công Thương đã thông tin đến báo chí về việc triển khai Nghị định số 80 năm 2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Theo đó, về mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, không kết nối với lưới điện quốc gia, hợp đồng được quy định mang tính chất định hướng, còn các nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề mua bán, trao đổi, giá cả,… sẽ tôn trọng thỏa thuận giữa hai bên. Việc này, có thể sẽ xuất hiện sự lúng túng trong thực hiện, đặc biệt đối với bên vận hành điện lực, chưa biết trên cơ sở nào để đàm phán.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Tăng lương cơ sở thực hiện theo đúng lộ trình (6/7/2024)

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Tăng lương cơ sở thực hiện theo đúng lộ trình (6/7/2024)

Chiều nay (6/7), tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế- xã hội tháng 6 và nửa đầu năm 2024. Các vấn đề về tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, triển vọng kinh tế 6 tháng cuối năm, tiến độ điều tra các vụ án quan trọng, trong đó có các vụ án liên quan đến lĩnh vực điện, xăng dầu, vụ án Phúc Sơn, Thuận An, xác thực sinh trắc học trong giao dịch trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng… đã được lãnh đạo các Bộ, ngành giải đáp.