Sáng 11/05, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa, được triển khai rất tích cực với tinh thần, phương châm chỉ đạo "ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít".
Tại sau phiên họp thứ ba (ngày 10/3/2025), Ban Chỉ đạo đã triển khai thực hiện rất nhiều việc. Về cơ bản, đã ban hành đầy đủ hệ thống văn bản theo thẩm quyền để đẩy mạnh triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; đặc biệt là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc, trả lời kiến nghị của các địa phương.
Từ khi phát động đến nay, cả nước đã xóa được gần 209.000 nhà (trong đó: khánh thành và bàn giao 111.000 nhà; khởi công 98.000 nhà), đạt khoảng 77% trên tổng số nhu cầu. Từ Phiên họp thứ ba đến nay tăng gần 87.000 nhà được khởi công, khánh thành, bình quân tăng 26 nhà/địa phương/ngày.
Thủ tướng nêu rõ, kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, đến từ nay đến 31/10 vẫn còn nặng nề. Còn 6.1800 căn nhà tạm, nhà dột nát. Do liên quan đến nhiều bộ cơ quan, địa phương, phạm vi triển khai rộng, thời gian còn lại không nhiều. Tính khoảng 170 ngày, như vậy, bình quân mỗi ngày phải hoàn thành khoảng 364 trên cả nước. Bình quân mỗi địa phương phải hoàn thành 8 nhà/ngày. Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay các địa phương nỗ lực cao hơn quyết tâm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn và có trọng tâm trọng điểm; làm chỗ nào dứt chỗ đó, làm chỗ nào được chỗ đó.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, trong đó tập trung đánh giá thực trạng tình hình kết quả triển khai Chương trình tại các bộ, cơ quan, địa phương; tiếp tục làm rõ những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong triển khai Chương trình như thủ tục, quy trình thực hiện, cách thức phân bổ kinh phí hỗ trợ, bố trí đất ở; vấn đề nhân lực, vận chuyển vật liệu; sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024.... Cùng với đó, giải đáp đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn liên quan đến kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ… Đồng thời tập trung các giải pháp trọng tâm, đột phá để giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế, giữ tiến độ trong việc triển khai Phong trào; những mặt được thì phát huy, nhân rộng, cái gì chưa được thì rút kinh nghiệm, điều chỉnh./.
Lại Hoa- VOV1
Bình luận