VOV1 - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. Một đạo luật mang tính đột phá, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số.
VOV1 - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. Một đạo luật mang tính đột phá, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới về phân cấp, ủy quyền. Đây được kỳ vọng là giải pháp gỡ vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển bứt phá, vươn lên tầm vóc mới. Thảo luận tại Hội trường tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 mới đây, các đại biểu Quốc hội tán thành việc phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền Thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô.
Các đại biểu Quốc hội đề xuất đánh giá kỹ hơn tác động của các chế độ bảo hiểm xã hội trong dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Và một trong những vấn đề chưa có sự đồng thuận cao mà dự thảo phải đưa ra 2 phương án, đó là điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.
Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vẫn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định theo hướng như thế nào để vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, răn đe, xây dựng được ý thức của mọi người biết bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và của người khác khi tham gia giao thông?
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ 01/7/2024. Trong đó, cần quan tâm giải quyết kịp thời những bất cập, vướng mắc phát sinh để chính sách tiền lương mới thực sự động viên cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến hoạt động đường bộ, phân định rõ, tránh trùng lắp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ và một số luật liên quan là nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15.
Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Một trong những vấn đề được quan tâm là chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động, vốn 3 năm liền không đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm 2024 được điều chỉnh là 4,8-5,3%, thay vì 5-6% của năm 2023. Năng suất lao động, yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Vậy cần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra?
Việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15 cần phải thật sự khách quan, có trọng tâm, góp phần giải quyết những vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.. Đây là những nhận định tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV.
Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề: “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Hội thảo đã cung cấp luận cứ khoa học phục vụ quá trình xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật của Quốc hội và giúp Chính phủ nhìn nhận đánh giá lại thực trạng để khơi thông nguồn lực phát triển, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đã có nhiều chủ trương, chính sách về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC và CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hóa công tác PCCC còn hết sức hạn chế; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC và CNCH; đồng thời, bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với những sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của người dân, doanh nghiệp.